Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức bài Lý thuyết âm nhạc - Một số loại quãng và tính chất của quãng

Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 KNTT bài Lý thuyết âm nhạc - Một số loại quãng và tính chất của quãng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CHUNG

CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

 

Trong Chủ đề 1, HS học về:

  • Lý thuyết âm nhạc: nhận biết được quãng hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic; phân biệt được tính chất thuận, nghịch của quãng.
  • Đọc nhạc: đọc đúng cao độ gam Son trưởng, đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc hai bè đơn giản và biết đọc nhạc, kết hợp đánh nhịp.
  • Hát: hát rõ lời, thuộc lời ca, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát.
  • Nhạc cụ: thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài hát.
  • Nghe nhạc: biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc về tác phẩm; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

 

LÝ THUYẾT ÂM NHẠC

MỘT SỐ LOẠI QUÃNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA QUÃNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được quãng hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic.
  • Nhận biết được tính chất thuận, nghịch của quãng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động và trao đổi nhiệm vụ học tập âm nhạc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Thành lập được hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic theo hai hướng đi lên và đi xuống.
  • Xác định được các quãng hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic trong giai điệu của bản nhạc, ca khúc.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành thói quen khám phá, tìm hiểu bản nhạc trước khi thực hành, nâng cao năng lực, thẩm mĩ âm nhạc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 10, Giáo án.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, bản nhạc ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng, Mùa xuân đầu tiên; nhạc cụ (đàn phím điện tử, piano, guitar); phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Một số quãng và tính chất của quãng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những cách xây dựng giai điệu khác nhau từ các loại quãng.
  3. Nội dung: Tìm hiểu những cách xây dựng giai điệu khác nhau trên các bản nhạc, trích đoạn ca khúc Việt Nam: giai điệu được hình thành từ các quãng giai điệu và các quãng hoà thanh.
  4. Sản phẩm

- HS có ý thức tìm hiểu về bản nhạc.

- HS tìm hiểu được những cách xây dựng giai điệu của bản nhạc.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi lại những kiến thức về quãng mà HS đã học ở các lớp trước, điều chỉnh cho HS

- GV cho HS xem và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xem hai bản nhạc sau và cho biết giai điệu được xây dựng bằng mấy cách?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV nhắc lại những kiến thức về quãng đã học ở các lớp trước.

- HS vận dụng kiến thức về quãng vào hai bản nhạc Chào em cô gái Lam Hồng và Mùa xuân đầu tiên để xác định giai điệu được xây dựng bằng mấy cách.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Giai điệu của bài hát Chào em cô gái Lam Hồng được xây dựng bằng giai điệu 2 nốt nhạc chồng lên nhau (hòa thanh), bài hát Mùa xuân đầu tiên sử dụng 1 nốt nhạc (giai điệu).

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nhận biết quãng hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic và nhận biết được tính chất thuận, nghịch của quãng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Khám phá kiến thức mới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được khái niệm, cấu tạo quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn và

quãng diatonic.

- HS nhận biết được hướng chuyển động của các quãng theo hướng đi lên và đi xuống.

- HS nắm được tính chất của quãng thuận và quãng nghịch, từ đó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tính chất của quãng thuận và quãng nghịch.

  1. Nội dung

- Khái niệm, cấu tạo quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic.

- Tính chất của quãng: tính chất của quãng thuận và tính chất của quãng nghịch.

  1. Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm, cấu tạo, đặc điểm của quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic và tính chất của quãng thuận, quãng nghịch.
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt chỉ và hướng dẫn cho HS nhận biết cấu tạo, đặc điểm của các loại quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic qua các ví dụ minh hoạ bằng nốt nhạc cụ thể trong SGK tr.8.

+ Quãng hòa thanh:

+ Quãng giai điệu:

+ Quãng đơn:

 

+ Quãng diatonic

- GV dẫn dắt: Tính chất của quãng gồm có hai nhóm cơ bản và thuận và nghịch.

- GV giải thích tính chất thuận và nghịch của quãng với các ví dụ minh hoạ trong SGK tr.8.

+ Tính chất quãng thuận:

+ Tính chất quãng nghịch:

 

 

- GV thể hiện một quãng thuận và một quãng nghịch trên đàn cho HS nghe để giúp HS phân biệt tính chất của quãng thuận và quãng nghịch.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và tìm hiểu về:

+ Khái niệm, cấu tạo quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic.

+ Tính chất của quãng: tính chất của quãng thuận và tính chất của quãng nghịch.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nhắc lại những kiến thức được học:

+ Khái niệm, cấu tạo quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic.

+ Tính chất của quãng: tính chất của quãng thuận và tính chất của quãng nghịch.

- GV mời HS phân biệt tính chất của quãng thuận và quãng nghịch bằng một quãng thuận và một quãng nghịch trên đàn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

1. Một số loại quãng

a. Quãng hòa thanh

- Là quãng có hai âm thanh vang lên cùng một lúc.

- Âm dưới được gọi là âm gốc.

  Âm trên được gọi là âm ngọn.

b. Quãng giai điệu

- Là quãng có hai âm thanh vang lên nối tiếp nhau theo hướng đi lên hoặc đi xuống.

c. Quãng đơn

- Là quãng được cấu tạo trong phạm vi một quãng tám.

d. Quãng diatonic

- Còn gọi là quãng cơ bản.

- Được hình thành từ các bậc cơ bản của hàng âm trong điệu thức.

 

2. Tính chất của quãng

a. Tính chất quãng thuận

Những quãng mang tính chất thuận là những quãng vang lên nghe êm tai bởi hai âm thanh hòa hợp nhau.

b. Tính chất quãng nghịch

Những quãng mang tính chất nghịch là những quang vang lên nghe chói tai bởi hai âm thanh không hòa hợp với nhau

--------------------------Còn tiếp----------------------------

Soạn mới giáo án Âm nhạc 10 kết nối tri thức bài Lý thuyết âm nhạc - Một số loại quãng và tính chất của quãng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 10 kết nối mới, soạn giáo án âm nhạc 10 mới kết nối bài Lý thuyết âm nhạc - Một số loại quãng và tính chất của quãng, giáo án soạn mới âm nhạc 10 kết nối

Soạn mới giáo án âm nhạc 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay