Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Trong Chủ đề 2, HS học về:
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Nghe hai đoạn trích ca khúc Cùng hành quân giữa mùa xuân và Biết ơn Võ Thị Sáu.
- HS cảm nhận về tính chất âm nhạc của hai đoạn trích ca khúc được nghe.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe hai đoạn trích ca khúc Cùng hành quân giữa mùa xuân và Biết ơn Võ Thị Sáu trên phương tiện nghe nhìn.
+ Cùng hành quân giữa mùa xuân (Nhạc và lời Hoàng Hà)
https://www.youtube.com/watch?v=RyPcSEMyYM8
(Từ giây 1-30).
+ Biết ơn Võ Thị Sáu (Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn)
https://www.youtube.com/watch?v=72JKzcOHg5I
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về tính chất của hai đoạn trích ca khúc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe hai trích đoạn ca khúc Cùng hành quân giữa mùa xuân (Nhạc và lời Hoàng Hà) và Biết ơn Võ Thị Sáu (Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn).
- HS nêu cảm nhận của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh về tính chất âm nhạc của hai trích đoạn vừa nghe.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả và hoạt động thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:
+ Trích đoạn ca khúc Cùng hành quân giữa mùa xuân (Nhạc và lời Hoàng Hà): bài hát mang tính chất khí thế hừng hực của những binh đoàn xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai, là vũ khí tinh thần, là nguồn động viên, cổ vũ lòng yêu nước, khích lệ ý chí đấu tranh.
+ Trích đoạn ca khúc Biết ơn Võ Thị Sáu (Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn): bài hát với giai điệu nhẹ nhàng mềm mại, tha thiết, lúc thì lại vút cao xáo động, gây xúc động cho người nghe về hình tượng nữ liệt sỹ - anh hùng Võ Thị Sáu, tấm gương hi sinh anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không phục trước mũi sung quân thù.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Tiết học đầu tiên trong Chủ đề 2 này, chúng ta sẽ được học về điệu thứ, gam, kí hiệu các bậc trong điệu thức và các loại điệu thức phổ biến nhất, khái niệm giọng và tính chất của giọng trưởng và giọng thứ.
Hoạt động: Khám phá kiến thức mới
- Trình bày được khái niệm điệu thức, gam, các kí hiệu bậc của điệu thức, các dạng điệu thức phổ biến nhất và cấu tạo.
- Trình bày được khái niệm giọng, cấu tạo, tính chất của giọng trưởng và giọng thứ.
- Khái niệm điệu thức, gam, các kí hiệu bậc của điệu thức, các dạng điệu thức phổ biến nhất và cấu tạo.
- Khái niệm giọng, cấu tạo và tính chất của giọng trưởng, giọng thứ.
- HS nêu được khái niệm điệu thức, gam, kí hiệu các bậc của điệu thức.
- HS trình bày được đặc điểm của điệu thức trưởng và điệu thức thứ 7 âm.
- HS trình bày chính xác khái niệm giọng, tính chất của giọng trưởng và giọng thứ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV lần lượt chỉ và hướng dẫn cho HS nhận biết về điệu thức, điệu thức trưởng, điệu thức thứ trong SGK tr.17. + Điệu thức: + Điệu thức trưởng (điệu trưởng): + Điệu thức thứ (điệu thứ):
- GV dẫn dắt và giới thiệu cho HS khái niệm về giọng. - GV giúp HS nhận biết và lấy ví dụ về giọng trưởng, giọng thứ từ đó HS rút ra tính chất của giọng trưởng, giọng thứ: + Ví dụ: giọng Đô trưởng (âm chủ là âm Đô và tên của điệu thức là trưởng). + Ví dụ: giọng La thứ (âm chủ là âm La và tên của điệu thức là thứ). - GV thể hiện trên đàn một đoạn nhạc giọng trưởng (giọng Đô trưởng), một đoạn nhạc giọng thứ (giọng La thứ) và yêu cầu HS trình bày trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu, trình bày về: + Khái niệm điệu thức, gam, các kí hiệu bậc của điệu thức, các dạng điệu thức phổ biến nhất và cấu tạo. + Khái niệm giọng, cấu tạo và tính chất của giọng trưởng, giọng thứ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nhắc lại và trình bày về: + Khái niệm điệu thức, gam, kí hiệu các bậc của điệu thức. + Đặc điểm của điệu thức trưởng và điệu thức thứ 7 âm. + Khái niệm giọng, tính chất của giọng trưởng và giọng thứ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | Khám phá kiến thức mới 1. Điệu thức - Điệu thức là mối tương quan về cao độ giữa các âm thanh theo một quy luật nhất định. + Sự sắp xếp bảy âm thanh của điệu thức từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp tạo thành gam. Các âm thanh hợp thành gam gọi là các bậc. + Các bậc của gam đồng thời cũng là các bậc của điệu thức và được kí hiệu bằng số La Mã. - Phổ biến nhất là điệu thức trưởng và điệu thức thứ 7 âm: + Điệu thức trưởng (điệu trưởng): có ba bậc (I, III, V) tạo thành một hợp âm ba trưởng. + Điệu thức thứ (điệu thứ): có ba bậc (I, III, V) tạo thành một hợp âm ba thứ. 2. Giọng và tính chất của giọng trưởng, giọng thứ a. Khái niệm về giọng - Giọng là điệu thức được thể hiện trên một độ cao nhất định. - Tên gọi của giọng là tên của âm chủ và tên điệu thức. b. Tính chất của giọng trưởng và giọng thứ - Giọng trưởng thường có tính chất khỏe khoắn, tươi sáng. - Giọng thứ thường có tính chất nhẹ nhàng, mềm mại. |
-----------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác