Soạn mới giáo án Toán 4 CTST bài 17: Biểu đồ cột

Soạn mới Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo bài Biểu đồ cột. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 17: BIỂU ĐỒ CỘT

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột; nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột: số lượng, so sánh các số liệu, …; thể hiện kết quả thu thập được trên một biểu đồ cột cụ thể. (không yêu cầu vẽ biểu đồ).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng để làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình vẽ các bảng biểu, biểu đồ theo nội dung Cùng học, các bài thực hành và các bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?".

- GV viết lên bảng lớp, yêu cầu HS thực hiện để tạo thành những dãy số liệu.

+ Số bạn nữ trong tổ: …; …; …; …

+ Tổ trưởng đếm nhanh và lên viết trên bảng lớp (hoặc báo số lượng cho GV viết).

+ Tổ nào báo số lượng nhanh nhất và chính xác thì thắng lượt chơi đó.

- GV có thể cho HS chơi 3 lượt: số bạn nam, số bạn cột tóc, … Tổ nào có nhiều lượt thắng nhất thì thắng cuộc.

- GV trình chiếu (hoặc treo) hình ảnh Khởi động cho HS sắm vai đọc lời thoại.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để đọc được số liệu thông qua biểu đồ tranh cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 17: Biểu đồ cột.".

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

a. Mục tiêu:

- HS đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột

- HS nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột: số lượng, so sánh số liệu, …

b. Cách thức tiến hành:

- Biểu đồ cột

 Dưới đây là biểu đồ cho biết số cây đã trồng của khối lớp Bốn.

- Đọc và mô tả các số liệu ở bản đồ

+ Biểu đồ cho biết số cây đã trồng của các lớp khối Bốn gồm : 4A, .?., .?., .?., .?.

+ Mỗi cột tô màu biểu thị số cây trồng của mỗi lớp.

Lớp 4A trồng được 18 cây, lớp 4B trồng được 15 cây, .?., .?., .?.

+ Dựa vào độ cao, thấp của các cột màu, ta dễ dàng so sánh số cây đã trồng của các lớp.

Ví dụ :

   Lớp đã trồng nhiều cây nhất là 4D, ít cây nhất là 4C.

   Lớp 4A trồng được nhiều cây hơn lớp 4E.

   Lớp 4B trồng được ít cây hơn lớp 4E.

Nhiệm vụ 1 : Hình thành kiến thức về biểu đồ cột

- GV giới thiệu : Tìm hiểu về số cây khối lớp Bốn đã trồng được, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ cột. Đây là biểu đồ cột.

(GV có thể trình chiếu hoặc treo hình vẽ giúp HS dễ quan sát và tập trung).

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở giúp HS nhận biết thông tin trên một biểu đồ cột cho sẵn :

+ Khi tìm hiểu một biểu đồ cột, trước hết ta quan tâm thông tin sau :

·        Biểu đồ này biểu thị gì ? (Đọc tên biểu đồ : Số cây đã trồng được của khối lớp Bốn).

·        Hàng ngang bên dưới cho biết gì ? (Các lớp khối Bốn – GV chỉ vào chữ lớp trong ngoặc).

·        Nhận xét sự liên quan của độ cao các cột tô màu với số ghi ở cột bên trái ? (Dựa vào các số này, ta biết số cây mỗi lớp trồng – GV chỉ vào chữ cây trong ngoặc).

+ Ở biểu đồ này, số cây được ghi trên đầu mỗi cột.

+ Mỗi cột biểu thị số cây trồng của từng lớp.

Nhiệm vụ 2 : Hình thành kiến thức về cách đọc biểu đồ cột

- GV đưa ra câu hỏi giúp HS đọc số liệu trên biểu đồ :

·        Biểu đồ này có mấy cột ? (5 cột)

·        Tại sao lại có 5 cột ? (vì có 5 lớp Bốn)

·        Đó là những lớp nào ? (4A, 4B, 4C, 4D và 4E)

·        Bên dưới mỗi cột ghi gì ? (tên lớp)

·        Trên đầu mỗi cột ghi gì ? (số cây lớp đó trồng được)

- HS (nhóm bốn) thảo luận, thực hiện những yêu cầu của GV.

+ Mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?

+ Dùng các từ nhiều nhất, ít nhất, nhiều hơn, ít hơn để so sánh số cây các lớp trồng được.

- GV khuyến khích HS trình bày kết hợp chỉ vào biểu đồ.

Ví dụ : Lớp 4A trồng được 18 cây

Lớp 4B trồng được 15 cây

- GV hướng dẫn HS nhận xét các nội dung thể hiện trong biểu đồ cột :

+ Dựa vào độ cao, thấp của các cột màu, ta dễ dàng so sánh số cây đã trồng của các lớp.

Ví dụ : Nhìn vào biểu đồ cột, ta thấy ngay

·        Lớp 4D trồng được nhiểu cây nhất : 20 cây (cột cao nhất và trên đầu cột ghi số 20).

·        Lớp 4C trồng được ít cây nhất : 12 cây (cột thấp nhất và trên đầu cột ghi số 12).

·        Lớp 4A trồng được nhiều cây hơn lớp 4E (cột lớp 4A cao hơn cột lớp 4E).

+ Nhìn vào biểu đồ cột và kết hợp với việc thực hiện các phép tính, ta dễ dàng tìm được phần hơn khi so sánh số cây trồng của hai lớp hoặc tìm tổng số cây cả khối lớp Bốn trồng được, …

Ví dụ : Nhìn vào biểu đồ, ta thấy ngay

·        Lớp 4A trồng được nhiều hơn lớp 4E là 1 cây (18 – 17 = 1).

·        Lớp 4B trồng được ít hơn lớp 4D là 5 cây (20 – 15 = 5).

Mở rộng : Lợi ích của việc trồng cây.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS đọc và mô tả được biểu đồ cột.

- HS thể hiện được kết quả thu thập được trên một biểu đồ cột cụ thể.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN

Quan sát biểu đồ cột sau và trả lời câu hỏi

Câu 1 : Bạn nào trồng được nhiều cây nhất

A. Hoa

B. Liên

C. Mai

D. Dũng

Câu 2 : Bạn nào trồng ít cây nhất?

A. Lan

B. Hoa

C. Liên

D. Mai

Câu 3 : Bạn Liên trồng được bao nhiêu cây ?

A. 5

B. 3

C. 8

D. 4

Câu 4 : Bạn Mai trồng nhiều hơn bạn Dũng bao nhiêu cây ?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 5 : Bạn Lan và Hoa trồng được tổng cộng bao nhiêu cây ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1

BT1 : Quan sát biểu đồ sau:

a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?

b) Nêu tên các bạn trong nhóm.

c) Các cột tô màu cho biết điều gì?

Mỗi bạn ăn bữa trưa trong bao lâu?

d) So sánh thời gian ăn bữa trưa của các bạn.

- Bạn nào ăn nhanh nhất, bạn nào ăn chậm nhất?

- Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú bao nhiêu phút?

- Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc bao nhiêu phút?

e) Có mấy bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút ? Có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ không?

- GV giới thiệu : Người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ cột trong SGK trang 40.

- GV đặt câu hỏi cho HS :

·        Biểu đồ này nói về điều gì ? (Thời gian ăn bữa trưa của nhóm em).

+ HS đọc và mô tả các số liệu

·        Hàng ngang bên dưới cho biết gì ?(Tên các bạn nhóm em).

·        Cột số bên trái cho biết gì ? (Thời gian tính theo phút).

·        Mỗi cột thể hiện điều gì ? (Thời gian ăn bữa trưa của mỗi bạn).

- HS ( nhóm đôi) xem biều đồ và trả lời các câu hỏi.

- Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày kết hợp chỉ vào biểu đồ.

a) Biểu đồ cột biểu diễn thời gian ăn bữa trưa của nhóm em.

b) Nêu tên các bạn trong nhóm : Hà, Cúc, Tú, Lê.

c) Các cột tô màu cho biết thời gian ăn trưa của các bạn.

Bạn Hà – 25 phút

Bạn Cúc – 36 phút

Bạn Tú – 20 phút

Bạn Lê – 40 phút.

d) Bạn Tú ăn cơm nhanh nhất. (cột thấp nhât)

Bạn Lê ăn chậm nhất (cột cao nhất)

Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú 20 phút (40 – 20 = 20)

Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc 11 phút (36 – 25 = 11)

e) Có hai bạn ăn nhanh hơn 30 phút : Tú và Hà.

Không có bạn nào ăn lâu hơn 1 giờ. (bạn Lê ăn lâu nhất là 40 phút, 40 phút < 1 giờ)

Nhiệm vụ 3 :Hoàn thành BT2

BT2 : Cho bảng thống kê số học sinh theo các khối lớp của một trường tiểu học

Khối lớp

Một

Hai

Ba

Bốn

Năm

Số học sinh

200

224

250

238

200

Biểu đồ cột sau thể hiện các số liệu trên.

a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?

b) Hoàn thiện biểu đồ bên.

c) Đọc số liệu trên mỗi biểu đồ rồi so sánh học sinh các khối lớp. (Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng, nhiều nhất, ít nhất.)

d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều.

a) Bảng số liệu thống kê

- HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, đọc số liệu từ bảng thống kê :

Khối lớp Một có 200 học sinh.

Khối lớp Hai có 224 học sinh.

Khối lớp Ba có 250 học sinh.

Khối lớp Bốn có 238 học sinh.

Khối lớp Năm có 200 học sinh.

b) Hoàn thiện số liệu trên biểu đồ cột cho sẵn.

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS :

·        Biểu đồ này nói về điều gì ? (Số học sinh các khối lớp trường em).

·        Hàng ngang bên dưới cho biết gì ? (Tên các khối lớp).

·        Cột số bên trái cho biết gì ? (Số học sinh).

·        Mỗi cột thể hiện điều gì ? (Số học sinh mỗi khối lớp).

·        Biểu đồ này đã thể hiện đầy đủ chưa ? (chưa).

·        Những nội dung còn thiếu được ghi bằng kí hiệu gì ? (?)

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, trao đổi thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án

1

2

3

4

5

C

B

A

B

D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, trao đổi và chia sẻ với bạn.

 

Kết quả:

a) Biểu đồ cột cho biết thời gian ăn bữa trưa của nhóm em.

b) Tên các bạn trong nhóm em: Hà, Cúc, Tú, Lê

c) Các cột tô màu biểu thị thời gian ăn trưa của mỗi bạn:

Hà ăn trưa trong 25 phút ; Cúc ăn trưa trong 36 phút ; Tú ăn trưa trong 20 phút ; Lê ăn trưa trong 40 phút.

d)

 - Bạn ăn nhanh nhất là bạn Tú, bạn ăn chậm nhất là bạn Lê

- Bạn Lê ăn lâu hơn bạn Tú 20 phút.

- Bạn Hà ăn nhanh hơn bạn Cúc 11 phút.

e) Có 2 bạn ăn bữa trưa nhanh hơn 30 phút. Không có bạn nào ăn bữa trưa lâu hơn 1 giờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, trao đổi và chia sẻ bài với bạn.

Kết quả:

 

 

-----------Còn tiếp-----------

Soạn mới giáo án Toán 4 CTST bài 17: Biểu đồ cột

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 4 chân trời mới, soạn giáo án toán 4 mới CTST bài Biểu đồ cột, giáo án toán 4 chân trời

Soạn mới giáo án toán 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay