Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn" + GV đọc một số bất kì trong phạm vi 100 000. + HS viết số vào bảng con và viết số thành tổng các hàng. Ví dụ: + GV: Tám mươi nghìn không trăm tám mươi. + HS: 80 080 = 80 000 + 80 … (HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi – hai bạn đố nhau) - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000, tính giá trị biểu thức và các đơn vị đo diện tích "Bài 22: Em làm được những gì?". B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Ôn tập, củng cố kiến thức về số chẵn, số lẻ, số có chữ số tận cùng chia hết cho 2. - Củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến đơn vị đo độ dài. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 BT1 : Thực hiện các yêu cầu a) Đọc các số: 38 504; 2 021; 100 000. b) Viết các số: Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy. Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm. c) Số 20 687 là số chẵn hay số lẻ? d) Viết số 96 034 thành tổng theo các hàng. - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm : đọc số - viết số - xác định số chẵn, số lẻ, viết số thành tổng (có thể chia mỗi HS/câu, sau đó chia sẻ cùng nhau). - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/câu), khuyến khích HS nói cách làm. Ví dụ : c) 20 687 có chữ số tận cùng (chữ số hàng đơn vị) là 7 Số lẻ …
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 BT2 : Đặt tính rồi tính a) 9 251 + 24 078 b) 17 262 – 5 637 c) 8 316 4 d) 2 745 : 9 - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS xác định các việc cần làm: đặt tính rồi tính. - HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách đặt tính và thứ tự tính. (GV cũng có thể đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện vào bảng con.)
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 BT3: Quan sát giá tiền bút và vở ở hình bên. a) Em chọn các biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở. b) Tính giá trị của một biểu thức mà em đã chọn. c) Nếu em mang theo 50 000 đồng để mua số bút và vở trên thì tiền còn thừa có đủ mua thêm 1 quyển vở không? - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. - HS tìm hiểu và làm bài cá nhân. - Sửa bài, GV khuyến khích HS nói tại sao lại chọn đáp án A và đáp án D. Ví dụ: Mua 6 cái bút và 6 quyển vở, có thể tính tiền từng loại rồi tính tổng (đáp án A) cũng có thể tính tổng tiền của 1 cái bút và 1 quyển vở rồi nhân với 6 (đáp án D). Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. …
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4. BT4: m2, dm2 hay cm2? a) Diện tích một chiếc nhãn vở: 15 ...?... b) Diện tích một căn phòng: 15 ...?... c) Diện tích một ô cửa sổ trong nhà tắm: 15 ...?... - GV giúp HS xác định độ lớn 1 cm2, 1 dm2 hay 1 m2. - HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết cách ước lượng. Ví dụ:
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề. - HS hoạt động nhóm và trình bày vào bảng nhóm.
- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ cho bạn Kết quả: a) Số 38 504 đọc là: Ba mươi tám nghìn năm trăm linh tư. Số 2 021 đọc là: Hai nghìn không trăm hai mươi mốt. Số 100 000 đọc là: Một trăm nghìn. b) Viết số: Bốn mươi nghìn không trăm linh bảy: 40 007 Ba nghìn sáu trăm hai mươi lăm: 3 625 c) Số 20 687 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7. d) 96 034 = 90 000 + 6 000 + 30 + 4
- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.
- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ với bạn Kết quả: a)
b)
c)
d)
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề. - HS suy nghĩ, hoàn thành bài. Kết quả: a) Những biểu thức thể hiện cách tính tiền 6 cái bút và 6 quyển vở là: b) Tính giá trị biểu thức (2 500 + 4 500) 6 = 7 000 6 = 42 000 c) Nếu em mang theo 50 000 đồng thì số tiền còn thừa là: 50 000 – 42 000 = 8 000 (đồng) Vì 8 000 > 4 500 nên số tiền còn thừa đủ để mua thêm 1 quyển vở nữa.
- HS chú ý lắng nghe, hiểu và áp dụng làm bài. - HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.
|
-------------Còn tiếp---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác