Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 26: ĐỌC, VIẾT CÁC SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tôi bảo":
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo. + HS: Bảo gì?Bảo gì? + GV: Tôi bảo cả lớp điểm danh đếm số từ 1 đến hết. + HS: Đếm số. GV ghi bảng lớp: 1; 2; 3; 4; 5; … + GV: Tôi bảo, tôi bảo + HS: Bảo gì ? bảo gì? + GV: Tôi bảo mỗi em viết một số bất kì vào bảng con. + HS: Viết số. + GV: Tôi bảo, tôi bảo. + HS: Bảo gì?Bảo gì? + GV: Tôi bảo các em giơ bảng lên. + HS: Giơ bảng lên. + GV: Tôi bảo, tôi bảo + HS: Bảo gì ? bảo gì? + GV: Tôi bảo các em hạ bảng xuống. + HS: Hạ bảng. GV gọi vài em đọc số GV viết số lên bảng. (Chú ý sao cho các số viết trên bảng có sử dụng đầy đủ mười chữ số từ 0 đến 9.) - GV đưa thẻ từ có số “96 208 984” và nói: “Đây là dân số Việt Nam năm 2019.” - GV yêu cầu HS đọc số Trả lời câu hỏi của GV. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua bài học hôm nay, các em có sẽ được học cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân và đọc số tự nhiên "Bài 26: Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân.". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. a. Mục tiêu: - HS sử dụng mười chữ số để viết số tự nhiên trong hệ thập phân; đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tự nhiên trong hệ thập phân. - HS nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : Hình thành kiến thức về các số tự nhiên trong hệ thập phân Các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; … ; 100 ; … ; 1 000 ; … là các số tự nhiên. * Viết số tự nhiên trong hệ thập phân Dùng mười chữ số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 để viết các số tự nhiên. Ở mỗi hàng ta viết một chữ số. Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. 10 đơn vị = 1 chục 1 chục = 1 trăm … Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Chẳng hạn : Trong số 96 208 984, các chữ số 9 từ trái sang phải lần lượt có giá trị là 90 000 000 ; 900. - HS làm việc theo nhóm bốn, thực hiện các yêu cầu của GV : … đơn vị = 1 chục … chục = 1 trăm … trăm = 1 nghìn … nghìn = 1 chục nghìn … chục triệu = 1 trăm triệu - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày (mỗi nhóm/ yêu cầu).
- GV kết luận : + Các số được viết ở trên bảng là các số tự nhiên GV viết : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; … ; 100 ; … ; 1 000 ; … là các số tự nhiên. + Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liên tiếp liền nó. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm … Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Nhiệm vụ 2 : Hình thành kiến thức về cách đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân * Đọc số tự nhiên Đọc số theo các lớp, từ trái sang phải : Với mỗi lớp, ta đọc như đọc các số có một, hai hoặc ba chữ số rồi kèm theo tên lớp. Chú ý : Để cho gọn, ta có thể không đọc tên lớp đơn vị. Ví dụ : Số 96 208 984 đọc là : chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư. - GV đưa ra câu hỏi vấn đáp HS : + Mỗi số ở trên bảng có mấy chữ số ? Đó là những chữ số nào ? Mỗi hàng viết mấy chữ số ? Giá trị của từng chữ số ? + Đọc số ở trên bảng. Đọc số theo thứ tự nào ? - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày (mỗi nhóm/ yêu cầu) GV có thể ghi tóm tắt lên bảng lớp. + Viết số : Dùng mười chữ số từ 0 dến 9 để viết các số tự nhiên, mỗi hàng viết một chữ số. + Đọc số : Theo thứ tự các lớp, các hàng từ trái sang phải. - GV đọc số HS viết số, nói số chữ số, tên các chữ số thuộc hàng – lớp, giá trị các chữ số theo hàng. Ví dụ : + GV : “chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư” + HS : 96 208 984 Có 8 chữ số lớp triệu gồm các chữ số 9 và 6 ; lớp nghìn gồm các chữ số 2 ; 0 và 8 ; lớp đơn vị gồm các chữ số 9 ; 8 và 4 chữ số 9 ở hàng chục triệu có giá trị là 90 000 000 ; chữ số 6 ở hàng triệu có giá trị là 6 000 000 ; chữ số 2 ở hàng trăm nghìn có giá trị là 200 000 ; chữ số 0 ở hàng chục nghìn có giá trị là 0 ; chữ số 8 ở hàng nghìn có giá trị là 8 000 ; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900 ; chữ số 8 ở hàng chục có giá trị là 80 ; chữ số 4 ở hàng đơn vị có giá trị là 4 ; C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tự nhiên trong hệ thập phân. - Củng cố kiến thức về giá trị của của mỗi số theo vị trí của nó trong mỗi số. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN Câu 1 : Trong số 43 256 chữ số 3 nằm ở hàng nào?
Câu 2 : Nêu cách đọc số 123 875
Câu 3 : Chữ số 7 trong số 7 110 385 có giá trị là bao nhiêu?
Câu 4 : Trong các số sau: 11 191; 280 901; 12 009 020; 9 126 345. Số nào số 9 ở hàng nghìn.
Câu 5 : Hai mươi chín nghìn sáu trăm linh ba là số nào?
Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1 BT1 : Đọc các số sau. a) 430 b) 27 403 c) 151 038 000 d) 3 000 009 - GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài : đọc số. - HS làm bài theo nhóm đôi.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS nói vị trí và giá trị các chữ số theo hàng – lớp. Ví dụ : Mỗi nhóm/ số. a) 1 HS đọc số - 1 HS nói + Đọc số : “Bốn trăm ba mươi” + Nói vị trí các chữ số theo lớp : Số 430 có lớp đơn vị là các chữ số 4 ; 3 ; 0. Chữ số 4 ở hàng trăm có giá trị là 400 ; chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 30 ; chữ số 0 ở hàng đơn vị có giá trị là 0. … Đọc các số theo thứ tự nào ? (từ trái sang phải). Nhiệm vụ 3 :Hoàn thành BT2 BT2 : Viết các số sau. a) Bốn trăm linh sáu nghìn hai trăm mười b) Ba triệu bảy trăm bốn mươi nghìn chín trăm tám mươi mốt. c) Sáu trăm hai mươi lăm triệu không trăm linh ba nghìn ba trăm hai mươi
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Kết quả: 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn 10 chục triệu = 1 trăm triệu - HS chú ý lắng nghe và viết vào vở.
- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Đáp án
- HS xác định yêu cầu bài toán.
- HS thảo luận nhóm và tìm hiểu yêu cầu đề bài. Kết quả: a) 430 Đọc số: Bốn trăm ba mươi. b) 27 403 Đọc số: Hai mươi bảy nghìn bốn trăm linh ba. c) 151 038 000 Đọc số: Một trăm năm mươi mốt triệu không trăm ba mươi tám nghìn. d) 3 000 009 Đọc số: Ba triệu không nghìn không trăm linh chín.
- HS giơ tay đọc đề. - HS xác định yêu cầu của bài. - HS suy nghĩ, hoàn thành bài. Kết quả: a) Bốn trăm linh sáu nghìn hai trăm mười Viết số: 406 210 b) Ba triệu bảy trăm bốn mươi nghìn chín trăm tám mươi mốt. Viết số: 3 740 981 c) Sáu trăm hai mươi lăm triệu không trăm linh ba nghìn ba trăm hai mươi Viết số: 625 003 320.
- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.
- HS lắng nghe và thực hiện theo mẫu.
- HS suy nghĩ, hoàn thành bài. Kết quả: a) Trong số 7 365, số 7 có giá trị là: 7 000. b) Trong số 482, số 8 có giá trị là: 80. c) Trong số 6 108 952, số 0 có giá trị là 0. d) Trong số 354 073 614, số 5 có giá trị là 50 000 000.
- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề. - HS lắng nghe và thực hiện theo mẫu.
- HS suy nghĩ, hoàn thành bài. Kết quả: a) 3 308 = 3 000 + 300 + 8 b) 76 054 = 70 000 + 6 000 + 50 + 4 c) 400 061 340 = 400 000 000 + 60 000 + 1 000 + 300 + 40 |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác