Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 33: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tạo góc"
+ HS làm các động tác tay để tạo thành các góc theo động lệnh của GV. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại cách xác định các loại góc, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song "Bài 33: Em làm được những gì?". B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về cách xác định các loại góc (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt) - Củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song qua các trường hợp cụ thể. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 BT1 : Ở mỗi đồng hồ dưới đây, hai kim tạo thành góc bao nhiêu độ? - GV gắn hình ảnh ba đồng hồ trên bảng. - GV cho HS đọc yêu cầu. Xác định góc cần thực hành ở mỗi hình. - GV hướng dẫn HS thực hành : Dùng đầu ngón tay kéo từ cạnh này sang cạnh kia Dự đoán số đo mỗi góc. - HS thực hành đo góc bằng thước đo góc để kiểm tra kết quả dự đoán. - GV giúp HS nhắc lại cách sử dụng thước đo góc. + Bước 1 : Đặt tâm của thước trùng với đỉnh của góc. + Bước 2 : Vạch của thước nằm trên một cạnh của góc. + Bước 3 : Đọc số đo của góc tại vạch của thước nằm trên cạnh còn lại của góc. - HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi rồi trình bày trước lớp. - Sửa bài, HS dùng thước đo góc thực hiện các thao tác đo với hình ảnh trên bảng.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 BT2: Câu nào đúng, câu nào sai? a) Góc 90o là góc vuông. b) Góc nhọn bé hơn góc vuông. c) Góc tù bé hơn góc bẹt. d) Góc bẹt là góc vuông. - GV cho HS đọc yêu cầu đề. - GV yêu cầu HS nhận biết việc cần làm: Xác định câu đúng – câu sai. – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh. - Sửa bài, GV giúp HS giải thích a) Đ (góc vuông có số đo bằng ) b) Đ (góc nhọn có số đo bé hơn ) c) Đ (góc tù có số đo lớn hơn nhưng bé hơn ) d) S (góc bẹt có số đo bằng , góc vuông có số đo bằng ) Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 BT3: Hai kim của đồng hồ trong mỗi câu sau tạo thành góc nhọn. góc vuông, góc tù hay góc bẹt? a) Đồng hồ chỉ 9 giờ. b) Đồng hồ chỉ 18 giờ. c) Đồng hồ chỉ 5 giờ kém 15 phút. d) Đồng hồ chỉ 11 giờ 5 phút. - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV yêu câu HS nhận biết việc cần làm: Xác định hai kim đồng hồ tạo thành góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - GV cho HS (nhóm đôi) dùng mô hình đồng hồ đặt các giờ theo yêu cầu của bài cho. HS xác định góc cần thực hành Dự đoán, nếu phân vân thì dùng thước đo độ để kiểm tra. - Sửa bài, GV yêu cầu HS trình bày.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 BT4: Nêu tên các cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song trong mỗi hình dưới đây.
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.
- HS thực hiện theo mẫu.
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe.
Kết quả: Em sử dụng thức đo độ để đo góc: Đồng hồ A: Hai kim tạo thành góc 90o Đồng hồ B: Hai kim tạo thành góc 120o Đồng hồ C: Hai kim tạo thành góc 180o
- HS giơ tay đọc đề - HS xác định yêu cầu đề.
- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ với bạn. Kết quả: a) Đ b) Đ c) Đ d) S (góc bẹt không phải là góc vuông. Góc bẹt có số đo bằng )
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề. - HS xác định yêu cầu đề.
- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu.
Kết quả: a) Đồng hồ chỉ 9 giờ. Khi đồng hồ chỉ 9 giờ hai kim tạo thành một góc vuông. b) Đồng hồ chỉ 18 giờ. Khi đồng hồ chỉ 18 giờ hai kim tạo thành một góc bẹt. c) Đồng hồ chỉ 5 giờ kém 15 phút. Khi đồng hồ chỉ 5 giờ kém 15 phút hai kim tạo thành một góc tù. d) Đồng hồ chỉ 11 giờ 5 phút. Khi đồng hồ chỉ 11 giờ 5 phút hai kim tạo thành một góc nhọn.
- HS giơ tay đọc đề và xác đinh yêu cầu đề.
- HS tự hoàn thành vở cá nhân và chia sẻ với bạn. Kết quả: - Hình ABCD có: + AB và DC là hai cạnh song song với nhau. + BC và AD là hai cạnh song song với nhau. + AB và BC là hai cạnh vuông góc với nhau. + BC và CD là hai cạnh vuông góc với nhau. + CD và AD là hai cạnh vuông góc với nhau. + AB và AD là hai cạnh vuông góc với nhau. - Hình MNPQ có: + MQ và NP là hai cạnh song song với nhau. + QM và QP là hai cạnh vuông góc với nhau. + PN và PQ là hai cạnh vuông góc với nhau. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác