Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 39: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập: hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc
- Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng vẽ cây nêu ngày Tết.
- Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Giấy trắng không có dòng kẻ, thước thẳng, ê – ke, bút chì, bút màu.
- Đối với học sinh
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
- Giấy trắng không có dòng kẻ, thước thẳng, ê – ke, bút chì, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tôi bảo" để kiểm tra dụng cụ học tập của các em. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc thông qua thực hành trải nghiệm "Bài 39: Thực hành và trải nghiệm.". B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. - Củng cố kiến thức về cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng thước kẻ và ê – ke. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành cách vẽ hai đường thẳng vuông góc Vẽ hai đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB - GV cho HS đọc yêu cầu và hoàn thành bài.
- HS sử dụng thước thẳng và ê – ke, thực hiện (cá nhân) theo hướng dẫn của GV. + Vẽ một đường thẳng AB, trên đường thẳng này vẽ một điểm M. + Đặt đỉnh góc vuông của ê – ke tại M, một cạnh góc vuông của ê – ke áp sát với đường thẳng AB. + Đặt thước thẳng áp sát cạnh góc vuông còn lại của thước. + Lấy ê – ke ra khỏi vị trí, giữ nguyên thước thẳng. + Kẻ theo cạnh thước thẳng để được đường thẳng CD đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng AB. Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành cách vẽ hai đường thẳng song song Vẽ hai đường thẳng CD đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB - GV cho HS đọc yêu cầu và hoàn thành bài.
- HS sử dụng thước thẳng và ê – ke, thực hiện (cá nhân) theo hướng dẫn của GV. + Vẽ một đường thẳng AB, vẽ một điểm M nằm ngoài đường thẳng AB. + Đặt một cạnh góc vuông của ê – ke đi qua M, cạnh góc vuông còn lại áp sát đường thẳng AB. + Kẻ theo cạnh góc vuông của ê – ke, ta được đường thẳng MN (viết N vào hình). + Đặt một cạnh góc vuông ê – ke áp sát đường thẳng MN, đỉnh góc vuông ê – ke trùng với điểm M, vẽ đường thẳng CD (viết C, D vào hình). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ: Hoàn thành Hoạt động vẽ tranh cây nêu ngày Tết Vẽ thêm các chi tiết rồi tô màu
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.“”
- HS suy nghĩ và vẽ đường thẳng vuông góc. Kết quả:
- HS suy nghĩ và vẽ đường thẳng vuông góc. Kết quả: |