Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV treo (hoặc trình chiếu) hình ảnh hay đưa ra hai bình nước như hình vẽ trong ví dụ 1 cho HS quan sát, rồi đặt vấn đề: "Nếu lượng nước đó được rót đều vào hai bình thì mỗi bình có bao nhiêu mi – li – lít nước?" - HS (nhóm bốn) thảo luận. - HS nói kết quả, GV ghi nhận vào góc bảng. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết cách chia hai, ba hay nhiều số đều nhau thì cho cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 19: Tìm số trung bình cộng.". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. a. Mục tiêu: - HS biết cách giải bài toán tìm số trung bình cộng. - HS biết cách tính giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : Hình thành kiến thức về trung bình cộng của hai số Ví dụ 1 : Rót vào bình thứ nhất 800 ml nước, rót vào bình thứ hai 400 ml nước. Nếu lượng nước đó được rót đều vào hai bình thì mỗi bình có bao nhiêu mi – li – lít nước ? Ta gọi số 600 là số trung bình cộng của hai số 800 và 400. Ta nói : Bình thứ nhất có 800 ml, bình thứ hai có 400 ml, trung bình mỗi bình có 600 ml. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và tóm tắt bài toán. + GV treo bảng phụ (hoặc trình chiếu) hình vẽ cho HS quan sát. + GV vấn đáp giúp HS chuyển từ hình vẽ sang thao tác trên đồ dùng học tập. Ví dụ : + Lúc đầu mỗi bình có bao nhiêu mi – li – lít nước (HS rót nước vào bình theo đề bài) + Nếu tổng dung tích nước ở hai bình vẫn như hình vẽ (không đổi, không rót thêm cũng không đổ bớt), để số mi – li – lít nước ở hai bình bằng nhau ta làm thế nào ? (HS thảo luận và một em thực hành trước lớp : rót nước từ bình đầy hơn sang bình ít hơn) + Khi đó mỗi bình có bao nhiêu mi – li – lít nước ? (600 ml). + Ta nói : 600 là số trung bình cộng của hai số 800 và 400. (GV viết lên bảng lớp) + Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn đồ dùng (hoặc dung tích nước ít, bình nhỏ) để có thể rót qua. Vậy làm thế nào để tìm số trung bình cộng của hai số ? - GV cho HS thảo luận. - GV tổng hợp và khái quát cách tìm số trung bình cộng : + Khi rót nước từ bình này sang bình kia, số mi – li – lít nước mỗi bình có thể thay đổi nhưng cái gì không thay đổi ? (Tổng số mi – li – lít nước không thay đổi) + Tổng số mi – li – lít của hai bình tính như thế nào ? (HS nói, GV viết : 800 + 400) + Trung bình cộng số mi – li – lít nước của hai bình tức là số mi – li – lít nước ở hai bình đã được làm cho bằng nhau. Ta tính thế nào ? (Lấy tổng số mi – li – lít nước chia cho 2) + GV viết bảng : (800 + 400) : 2 = 600. + Muốn tìm số trung bình cộng của hai số 800 và 400 ta làm thế nào ? (Lấy tổng hai số chia cho 2). + Tại sao chia cho 2 (Có 2 số hạng) + Muốn tìm số trung bình cộng của hai số ta làm thế nào ? (Lấy tổng hai số đó chia cho 2) GV cho HS đọc lại. Nhiệm vụ 2 : Hình thành kiến thức về trung bình cộng của ba số Ví dụ 2 : Tuần trước, Thu thực hiện ba bài kiểm tra ném bóng vào rổ. Kết quả các bài kiểm tra cho trong bảng sau :
Hỏi trung bình mỗi ngày Thu ném vào rổ bao nhiêu quả ? Tính số trung bình cộng của 5 ; 7 và 6 : Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và tóm tắt bài toán. + GV treo bảng phụ (hoặc chiếu đề bài toán) lên bảng. + GV vấn đáp giúp HS chuyển từ bảng thống kê số liệu sang biểu đồ tranh. Dùng hình vẽ quả bóng giấy (hoặc mô hình hình tròn trong bộ đồ dùng dạy học thay cho quả bóng : 1 hình tròn thay cho 1 quả bóng) gắn lên bảng lớp. Ví dụ : + Thu thực hiện mấy bài kiểm tra ? Lúc nào ? Kết quả ? … + Nếu tổng số bóng cả ba ngày vẫn như hình vẽ, để số bóng các ngày bằng nhau ta làm thế nào ? (HS thảo luận và một em thực hành trước lớp : Lấy 1 quả ở ngày thứ Năm chuyển sang ngày thứ Ba) + Khi đó mỗi ngày bao nhiêu quả ? (6 quả) + Ta nói : 6 là số trung bình cộng của 5, 7 và 6. (GV viết lên bảng lớp) + Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có bóng để cho qua, cho lại. Vậy làm thế nào để tìm số trung bình cộng của nhiều số ? - GV yêu cầu HS thảo luận. - GV tổng hợp và khái quát cách tìm số trung bình cộng : + Khi cho qua cho lại, số bóng mỗi ngày có thể thay đổi nhưng cái gì không thay đổi ? (tổng số bóng không thay đổi) + Tổng số bóng của ba ngày tính thế nào ? (HS nói, GV viết : 5 + 7 + 6) + Trung bình cộng số bóng ba ngày tức là số bóng các ngày đã được làm cho bằng nhau. Ta tính thế nào ? (Lấy tổng số bóng chia cho 3) + GV viết bảng : (5 + 7 + 6) : 3 = 6 + Muốn tìm số trung bình cộng của 3 số 5, 6, 7 ta làm thế nào ? (Lấy tổng 3 số chia cho 3) + Tại sao chia cho 3 ? (có 3 số hạng) + Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ? (Lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng) GV cho HS đọc lặp lại. Lưu ý : GV có thể vận dụng phương pháp nhóm mảnh ghép cho HS khám phá đồng thời hai ví dụ Bước 1 : Mỗi nhóm 1 ví dụ. Bước 2 : Chia sẻ Rút ra kết luận. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về bài toán tìm số trung bình cộng, tính được giá trị trung bình của các số liệu. - Vận dụng giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN Câu 1 : Trung bình cộng của các số 115 ; 246 và 374 là :
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS thảo luận và chia sẻ với bạn.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thảo luận và trình bày - HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
- HS thảo luận và trình bày. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và đọc lại.
Đáp án
|
-------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác