Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 31: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: + GV treo (hoặc trình chiếu) hình ảnh, một HS lên bảng lớp, các HS còn lại sử dụng SGK. + HS dùng tay chỉ đường đi theo lệnh của GV. GV: Đi thẳng rồi rẽ phải HS: Rẽ phải sẽ gặp hai đường, rẽ theo đường nào? GV: Đường vuông góc với đường vừa đi. HS: Vuông góc với đường vừa đi là sao? - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để xác định hai đường thẳng là hai đường thẳng vuông góc, cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc.". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. a. Mục tiêu: - HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc bằng thước thẳng và ê – ke. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : Hình thành kiến thức về hai đường thẳng vuông góc Kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài, + GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. + HS nêu các góc vuông (góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C, góc đỉnh D) Một HS dùng thước thẳng kéo dài hai cạnh BC và DC. GV giới thiệu BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Nhiệm vụ 2 : Hình thành kiến thức về cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. Có mấy góc đỉnh O là góc vuông ? - GV đặt ra câu hỏi : Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn hình chữ nhật để tìm hai đường thẳng vuông góc. Vậy làm thế nào để biết được hai đường thẳng có vuông góc với nhau không ? - GV giới thiệu ê – ke là dụng cụ để xác định hai đường thẳng vuông góc. - GV dùng hình vẽ và giới thiệu : Chỉ cần kiểm tra một trong bốn góc tạo thành bởi hai đường thẳng, chẳng hạn góc đỉnh O, cạnh OM, ON, ta thấy góc này vuông nên kết luận :
Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. - GV cho HS lặp lại : + Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. + Đường thẳng OM vuông góc với đường thẳng ON. - GV đặt ra câu hỏi gợi mở cho HS : ● Có mấy góc đỉnh O là góc vuông ? (4 góc) (HS dùng thước ê – ke để kiểm tra) ● Dụng cụ nào để xác định hai đường thẳng vuông góc ? (ê – ke, thước đo góc, …) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS hiểu được hai đường thẳng vuông góc. - HS vẽ được hai đường thẳng vuông góc bằng thước thẳng và ê – ke. - Ôn tập, củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN Câu 1 : Trong hình dưới có bao nhiêu cặp cạnh vuông góc với nhau?
Câu 2 : Điền số thích hợp vào ô trống Có ........... cặp cạnh vuông góc với nhau?
Câu 3 : Chọn hình vẽ có hai đường thẳng vuông góc với nhau
Câu 4 : Cho hình vẽ như sau Cạnh AH vuông góc với cạnh nào dưới đây?
Câu 5 : Trong hình chữ nhật MNCD, các cạnh vuông góc với cạnh DC là
Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1 BT1 : Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD. Mẫu: AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết việc cần làm : + Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau. + Tập nói theo mẫu : AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. Hoặc : Cạnh AB vuông góc với cạnh BC. - GV có thể gợi ý cho HS : ● Tại sao ta biết hai cạnh này vuông góc với nhau ? (Vì góc đỉnh B là góc vuông hay dùng ê – ke đo thấy góc đỉnh B vuông, …)
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của mình.
- HS quan sát và chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Đáp án
- HS giơ tay đọc đề và xác định đề bài.
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thành bài và chia sẻ với bạn.
Kết quả: Em quan sát hình chữ nhật ABCD được cho ở phần Cùng học Từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD là: - AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - AD và DC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. - AB và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác