Soạn mới giáo án Toán 4 CTST bài 35: Thế kỉ

Soạn mới Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo bài Thế kỉ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: SỐ TỰ NHIÊN

BÀI 35: THẾ KỶ

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS nhận biết được thế kỉ là đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa thế kỉ và năm; nhận biết được năm bắt đầu và năm kết thúc một thế kỉ cụ thể; xác định được một năm cụ thể thuộc thế kỉ nào; thể hiện được mối quan hệ giữa các đơn vị qua việc hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian đã học; phân biệt được năm nhuận và năm không nhuận.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng cách xác định thế kỉ để biết một năm thuộc thế kỉ nào.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng xem lịch tháng để giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình ảnh các tờ lịch ở bài Luyện tập 3, một quyển lịch.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS xem tranh Hồ Hoàn Kiếm và hỏi HS tên gọi của hồ.

- GV giới thiệu: Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỉ XV. Vậy thế kỉ là gì?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết cách tính năm thuộc thế kỉ nào, cô trò mình cùng đến với bài học ngày hôm nay "Bài 35: Thế kỉ.".

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được thế kỉ là đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa thế kỉ và năm.

- HS nhận biết được mối quan hệ giữa các đơn vị qua việc hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian đã học.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1 : Hình thành kiến thức về thế kỉ

Thế kỉ là một đơn vị đo thời gian.

1 thế kỉ = 100 năm

- GV viết bảng : Thế kỉ là đơn vị đo thời gian.

- GV đưa một quyển lịch :

+ Mỗi ngày ta bóc một tờ lịch, bóc hết quyển lịch này là được 1 năm.

+ Từ lúc em mới sinh ra tới giờ, cha mẹ các em đã bóc tới quyển lịch thứ bao nhiêu ? (thứ 10)

+ Khi ta bóc hêt 100 quyển lịch, ta được một thế kỉ.

- GV viết bảng : 1 thế kỉ = 100 năm

Nhiệm vụ 2 : Hình thành kiến thức về các thế kỉ

Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ .?. (thế kỉ III).

Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ  .?. (thế kỉ XX).

Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ  .?.

- GV giới thiệu, vấn đáp để HS xây dựng bài, GV viết nội dung phần bài học trên bảng.

- GV vấn đáp gợi mở cho HS :

●       Mỗi thế kỉ là 100 năm, từ năm 1 đến năm nào là thế kỉ một ? (năm 100)

Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I). (Người ta thường viết thế kỉ bằng chữ số La Mã.)

●       Thế kỉ hai từ năm nào đến năm nào ? (Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ II)

●       Thế kỉ ba từ năm nào đến năm nào ? (Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ III)

●       Thế kỉ hai mươi từ năm nào đến năm nào ? (Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ XX)

●       Thế kỉ hai mươi mốt từ năm nào đến năm nào ? (Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ XXI)

Số 21 viết bằng chữ số La Mã là XXI

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được giây là đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa phút và giây.

- Ôn tập, củng cố kiến thức về cách chuyển đổi và tính toán với các số đo thời gian.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN

Câu 1 : Thế kỉ thứ hai được viết bằng chữ số La Mã là

A. VII

B. II

C. V

D. XII

Câu 2 : Điền số thích hợp vào ô trống

1 thế kỷ = … năm

A. 25

B. 50

C. 75

D. 100

Câu 3 : Từ năm 701 đến năm 800 là thế kỉ nào?

A. Thế kỷ V

B. Thế kỷ VII

C. Thế kỷ VI

D. Thế kỷ VIII

Câu 4 : Từ năm 301 đến năm 400 gọi là thế kỉ

A. Thứ tư

B. Thứ ba

C. Thứ hai

D. Thứ nhất

Câu 5 : Năm 1020 thuộc thế kỉ

A. IX

B. VI

C. XI

D. II

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1

BT1 : Trò chơi Năm đó thuộc thế kỉ nào?

Mỗi bạn lần lượt viết một năm, các bạn còn lại nói năm đó thuộc thế kỉ nào.

- Trước khi thực hành, GV giúp HS hệ thống hóa cách nhận biết một năm nào đó thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu.

- GV tô màu và gạch dưới các chữ số

●       Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

●       Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

●       Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

●       Từ năm 901 đến năm 1000 là thế kỉ mười (thế kỉ X).

●       Từ năm 1001 đến năm 1100 là thế kỉ mười một (thế kỉ XI).

●       Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

●       Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

+ Các năm mang số tròn trăm, tròn nghìn.

 Các năm cuối cùng của mỗi thế kỉ là các số tròn trăm, tròn nghìn.

 Số trăm của mỗi năm cũng là thế kỉ chưa năm đó.

Ví dụ :

Năm 1600  Có 16 trăm  Thuộc thế kỉ 16

Năm 2000  Có 20 trăm  Thuộc thế kỉ 20

+ Các năm mang số không tròn trăm, không tròn nghìn.

 Lấy số trăm của năm cộng thêm 1 thì được thế kỉ chứa năm đó.

Ví dụ :

Năm 36  Có 0 trăm  Thuộc thế kỉ 1

Năm 721  Có 7 trăm  Thuộc thế kỉ 8

Năm 1410  Có 14 trăm  Thuộc thế kỉ 15

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nhận biết việc cần làm : Xác định đúng thế kỉ chứa năm.

- GV cho HS thực hiện nhóm, mỗi bạn lần lượt viết một năm, các bạn còn lại nói thế kỉ chứa năm đó.

- Sửa bài, GV đưa các thẻ từ, mỗi thẻ viết một năm, HS nêu thế kỉ chứa năm đó.

Năm 800, Năm 1000, Năm 1900, Năm 70, Năm 81, Năm 647, Năm 1360, Năm 2019.

 

 

- GV đưa ra vấn đề : Năm nay là năm bao nhiêu, thuộc thế kỉ nào ?

Nhiệm vụ 3 :Hoàn thành BT2

BT2 : Số?

1 thế kỉ =  .?. năm

1 năm = .?. tháng

1 tháng = .?. ngày, .?. ngày, .?. hay .?. ngày

1 tuần = .?. ngày

1 ngày = .?. giờ

 

1 giờ = .?. phút

1 phút = .?. giây

- GV cho HS đọc yêu cầu đề.

- GV yêu cầu HS nhận biết việc cần làm : Điền đúng yêu cầu của bài.

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn bên cạnh

- Sửa bài, GV khuyến khích HS trình bày.

(GV lưu ý HS quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian không giống quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.)

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT3

BT3 : Số?

a) Kể tên các tháng có 31 ngày, 30 ngày, 28 hay 29 ngày.

b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày.

Năm không nhuận là năm mà tháng 2 có 28 ngày.

Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

 GV có thể tổ chức để các nhóm giải quyết vấn đề

Bước 1 : Tìm hiểu vấn đề

- GV yêu cầu HS nhận biết vấn đề cần giải quyết :

a) Nêu tên các tháng trong năm theo từng loại : 31 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày.

b) Nhận biết năm nhuận, năm không nhuận (năm thường).

Bước 2 : Lập kế hoạch

- GV hướng dẫn HS nêu được cách thức giải quyết vấn đề :

a) Dựa vào hình ảnh hai nắm tay

b) Có thể phân công, hai bạn thực hiện một trong các nhiệm vụ sau :

+ Tính tất cả số ngày của 7 tháng, mỗi tháng 31 ngày.

+ Tính tất cả số ngày của 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày.

+ Tính số ngày của năm không nhuận, số ngày của năm nhuận.

Bước 3 : Tiến hành kế hoạch

- GV cho các nhóm thực hiện và trình bày

a) Các tháng có 31 ngày : Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

Các tháng có 30 ngày : Tháng 4, 6, 9, 11.

Tháng có 28 hoặc 29 ngày : Tháng 2.

 

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát trên bảng.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

Kết quả:

Em điền vào dấu ? như sau:

Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi(thế kỉ XX).

Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án

1

2

3

4

5

B

D

D

A

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và viết vảo vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và viết vảo vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ và xác định yêu cầu đề.

 

- HS thảo luận nhóm và tìm cách làm.

 

 

Kết quả:

Ví dụ:

Năm 230 thuộc thế kì ba (thế kỉ III).

Năm 2021 thuộc thế kỉ hai mươi mốt (XXI)

Năm 1996 thuộc thế kỉ hai mươi (XX).

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ và xác định yêu cầu đề.

 

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

 

Kết quả:

1 thế kỉ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 tháng = 30 ngày, 31 ngày, 28 hay 29 ngày

1 tuần = 7 ngày

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo lận nhóm suy nghĩ tìm cách làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả:

a) Các tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12

Các tháng có 31 ngày: 4, 6, 9, 11

Tháng có 28 hay 29 ngày: 2

b) Năm nhuận có 366 ngày.

Năm không nhuận có 365 ngày.

Soạn mới giáo án Toán 4 CTST bài 35: Thế kỉ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 4 chân trời mới, soạn giáo án toán 4 mới CTST bài Thế kỉ, giáo án toán 4 chân trời

Soạn mới giáo án toán 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay