Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất bài 2: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)

Soạn bài đọc bài 2: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương) sách ngữ văn 10 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Chú ý cách gieo vần; dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

2. Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

3. Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?

5. Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ Tự tình (bài 1) của Hồ Xuân Hương có gì khác so với các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở?

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

  • Cách gieo vần: vần cách.
  • Động từ: xiên ngang, đâm toạc, đá, san sẻ.
  • Tính từ: văng vắng, rêu từng đám, tí con con.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Bố cục:

+ Đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.
+ Thực: Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.
+ Luận: Thái độ phản kháng phẫn uất.
+ Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
- Tác phẩm là lời của nhà thơ viết về người phụ nữ với tâm trạng đầy sự đau buồn.
- Nhan đề Tự tình: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

2. 

  • Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính.
  • Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. 
  • Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa. Nỗi buồn u uất đó nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. 

3.

 - Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá: rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên. Qua đó, ta thấy rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người.

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình => khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. 

  • Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không.. Xuân đi xuân lại lại chính là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Xuân vừa là mùa xuân nhưng cũng chính là tuổi trẻ. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. 
  • Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến.  Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.

=> Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa

5. 

  • Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh, từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương
  • Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

  • Vần cách.
  • Động từ: xiên ngang, đâm toạc, đá, san sẻ.
  • Tính từ: văng vắng, rêu từng đám, tí con con.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Bố cục:

+ Đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ 
+ Thực: Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.
+ Luận: Thái độ phản kháng phẫn uất.
+ Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
-V iết về người phụ nữ với tâm trạng đầy sự đau buồn.
- Nhan đề Tự tình: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch

2. 

  • Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính.
  • Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. 
  • Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa. Nỗi buồn u uất đó nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh.  Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. 

3.

 - Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá. Qua đó, ta thấy rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người.

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình => khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. 

  • Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không.. Xuân đi xuân lại lại chính là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. 
  • Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến.  

5. 

  • Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh, từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương
  • Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

  • Vần cách.
  • Động từ: xiên ngang, đâm toạc, đá, san sẻ.
  • Tính từ: văng vắng, rêu từng đám, tí con con.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Bố cục:

+ Đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ 
+ Thực: Tình cảnh đầy chua xót
+ Luận: Thái độ phản kháng phẫn uất.
+ Kết: Tâm trạng chán chường
-V iết về người phụ nữ đầy sự đau buồn.
- Nhan đề Tự tình: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận

2. 

  • Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính.
  • Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. 
  • Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. 

3.

 - Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá. 

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. 

  • Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không.
  • Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.

5. 

  • Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh, từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng
  • Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh.  Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài 2: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương) ngắn nhất, soạn bài 2: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương) ngữ văn 10 cánh diều, soạn văn 10 cánh diều bài 2: Đọc hiểu văn bản Tự tình (Hồ Xuân Hương)

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net