Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Soạn bài đọc bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) sách ngữ văn 10 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

  1. Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.
  2. Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.

2. Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

3. Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật như Nguyễn Khuyến?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?

5. Tìm đọc hai bài thơ Vịnh mùa thu và Uống rượu mùa thu của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8 - 10 dòng).

II. Soạn bài siêu ngắn: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1.

Gieo vần: vần chân, vần cách.

Từ láy: téo teo, lơ lửng.

Từ chỉ màu sắc: xanh ngắt. 

2. 

  • Diễn tả trạng thái tĩnh: lạnh lẽo nước trong veo; khách vắng teo.
  • Diễn tả trạng thái động: cá đớp động dưới chân bèo; sóng biếc theo làn hơi gợn tí; lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Hoàn cảnh ra đời: khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.

- Bố cục: 

+ Phần 1: giới thiệu việc câu cá mùa thu.

+ Phần 2 : cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Phần 3: tâm trạng của tác giả.

2. 

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần 

+ Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng.
+ Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi.
=> Cái hồn dân dã của mùa thu Bắc Bộ được gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

3. 

- Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. 

+ Màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.
+ Sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. 
- Bốn câu thơ cuối, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Qua bài thơ, em cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.

5. Em thấy được ở đó có ba tầng không gian được miêu tả: Tầng trên cao là bầu trời thu; Tầng trên mặt đất, mặt ao ; và Tầng ở dưới nước/ dưới đáy ao 

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,... Chiếc ao thu nước trong veo đến mức có thể nhìn xuống được tận đáy và lạnh lẽo vô cùng,cái lạnh nó ôm trọn toàn bộ không gian, và giữa ao thu lại xuất hiện một chiếc thuyền, một chiếc gợi sự cô đơn, mà lại còn bé tẻo teo, thật nhỏ bé giữa không gian thu rộng lớn. Cơn gió thu nhẹ nhàng làm khuấy động mặt nước hơi gợn tí, làm chiếc lá trên cành khẽ khàng rơi. Bầu trời thu trong xanh, nhưng ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Không có một bóng người qua lại trên con đường làng, không một tiếng nói, một âm thanh, không gian yên tĩnh như muốn bóp nghẹt tất cả. Cảnh làng quê trong trẻo nhưng tĩnh lặng bởi cảm nhận của một con người đang đầy những suy tư trăn trở. 

III. Soạn bài ngắn nhất: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1.

  • Gieo vần: vần chân, vần cách.
  • Từ láy: téo teo, lơ lửng.
  • Từ chỉ màu sắc: xanh ngắt. 

2. 

  • Trạng thái tĩnh: lạnh lẽo nước trong veo; khách vắng teo.
  • Trạng thái động: cá đớp động dưới chân bèo; sóng biếc theo làn hơi gợn tí; lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Hoàn cảnh: khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.

- Bố cục: 

+ Phần 1: giới thiệu việc câu cá mùa thu.

+ Phần 2 : cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Phần 3: tâm trạng của tác giả.

2. 

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật  từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần 

+ Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc,.
+ Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời.
=> Gợi lên từ khung ao hẹp, từ chiếc thuyền câu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

3. 

- Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. 

+ Màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.
+Sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. 
- Bốn câu thơ cuối, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh. Qua bài thơ, em cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.

5. Không gian được miêu tả: Tầng trên cao là bầu trời thu; Tầng trên mặt đất, mặt ao ; và Tầng ở dưới nước/ dưới đáy ao 

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,...  Cơn gió thu nhẹ nhàng làm khuấy động mặt nước hơi gợn tí, làm chiếc lá trên cành khẽ khàng rơi. Bầu trời thu trong xanh, nhưng ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Không có một bóng người qua lại trên con đường làng, không một tiếng nói, một âm thanh, không gian yên tĩnh như muốn bóp nghẹt tất cả. Cảnh làng quê trong trẻo nhưng tĩnh lặng bởi cảm nhận của một con người đang đầy những suy tư trăn trở. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1.

  • Gieo vần: vần chân, vần cách.
  • Từ láy: téo teo, lơ lửng.
  • Từ chỉ màu sắc: xanh ngắt. 

2. 

  • Trạng thái tĩnh: lạnh lẽo nước trong veo; khách vắng teo.
  • Trạng thái động: cá đớp động dưới chân bèo; sóng biếc theo làn hơi gợn tí; lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. 

- Hoàn cảnh: khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.

- Bố cục: 

+ Phần 1: giới thiệu việc câu cá mùa thu.

+ Phần 2 : cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Phần 3: tâm trạng của tác giả.

2. 

- Quan sát cảnh vật  từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần 

+ Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc,.
+ Cái thú vị của bài tơ gói gọn trong cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời.

3. 

- Phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. 

+ Màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.
+Sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. 
- Bốn câu thơ cuối, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

4. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ.  Qua bài thơ, em cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.

5. Tầng trên cao là bầu trời thu; Tầng trên mặt đất, mặt ao ; và Tầng ở dưới nước/ dưới đáy ao 

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

6. Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,...  Bầu trời thu trong xanh, nhưng ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Không có một bóng người qua lại trên con đường làng, không một tiếng nói, một âm thanh, không gian yên tĩnh như muốn bóp nghẹt tất cả. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) ngắn nhất, soạn bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) ngữ văn 10 cánh diều, soạn văn 10 cánh diều bài 2: Thực hành đọc hiểu Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com