Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất bài 7: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

Soạn bài đọc bài 7: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo sách ngữ văn 10 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo.

2. Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

  1. Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.
  2. Khổ 3,4: Chú ý chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.
  3. Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
  4. Chú ý đến biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9.
  5. Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó?

2. Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

3. Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối.

4. Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

5. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

6. Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ,..của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa: được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, các chất liệu được dệt trong từng tác phẩm đa phần là sự vật quen thuộc xung quanh.

Xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo: được ông viết trong những năm 80 của thế kỉ trước, khi là lính hải quân cùng đồng đội ở ngoài Trường Sa sóng nước. Những ảnh hình, chi tiết, nhân vật trong bài thơ chính là một phần hiện thực cuộc sống của người lính đảo.

2. Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v...

Cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi, góp phần giữ gìn sự yên bình cho Tổ quốc.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1. Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng: Em - chúng anh, ta.

Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà, phông màn là gió Trường Sa.

2. Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ, là bà con xa với bụt ốc.

3. Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây, lời ca thì chứa đựng những nỗi nhớ với thương.

4. Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...

5. Kết thúc bài thơ thể hiện nỗi bàng hoàng với hình ảnh những đá trọc đầu.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là những người lính trên đảo.

Bố cục bài thơ gồm 2 phần:

  • Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
  • Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

2. 

  • Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. Diên viên, khán giả của buổi biểu diễn: những người lính đảo.
  • Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội, những người lính đảo vẫn giữ được tinh thần lạc quan, tươi trẻ nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ.
  • Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng…

3. Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối:

  • Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.
  • Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.
  • Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

=> Tác dụng: thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.

4. 

  • Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, bắt đầu từ những khâu chuẩn bị sân khâu -> lúc trình diễn.
  • Về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: ngôn ngữ trong bài được sử dụng gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy sự độc đáo, thú vị. Kết hợp với giọng điệu du dương, lúc thăng lúc trầm.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

5.  Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Ngoài ra, ta thấy được họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết.

6. Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa: được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. 

Xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo: được ông viết trong những năm 80 của thế kỉ trước, khi là lính hải quân cùng đồng đội ở ngoài Trường Sa sóng nước. 

2. Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi, góp phần giữ gìn sự yên bình cho Tổ quốc.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1.

  • Tự xưng: Em - chúng anh, ta.
  • Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà, phông màn là gió Trường Sa.

2. Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ, là bà con xa với bụt ốc.

3. Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây, lời ca thì chứa đựng những nỗi nhớ với thương.

4. Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...

5. Kết thúc bài thơ thể hiện nỗi bàng hoàng 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

1. 

Nhân vật: người lính trên đảo.

Bố cục: 2 phần:

  • Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
  • Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

2. 

  • Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. 
  • Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội, những người lính đảo vẫn giữ được tinh thần lạc quan.
  • Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời...

3. Một số biện pháp nghệ thuật:

  • Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.
  • Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.
  • Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

=> thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.

4. 

  • Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, bắt đầu từ những khâu chuẩn bị sân khâu -> lúc trình diễn.
  • Về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: ngôn ngữ trong bài được sử dụng gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy sự độc đáo, thú vị. Kết hợp với giọng điệu du dương, lúc thăng lúc trầm.

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

5.  Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Ngoài ra, ta thấy được họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc.

6. Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa: được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. 

2. Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

1.

  • Tự xưng: Em - chúng anh, ta.
  • Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu.

2. Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ.

3. Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây.

4. Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...

5. Kết thúc bài thơ thể hiện nỗi bàng hoàng 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

1. 

Nhân vật: người lính trên đảo.

Bố cục: 2 phần:

  • Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
  • Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

2. 

  • Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. 
  • Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội.

=> Hình tượng người lính đảo hiện lên: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời...

3. 

  • Biện pháp so sánh
  • Biện pháp nhân hóa
  • Điệp cấu trúc

=> thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.

4. 

  • Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, bắt đầu từ những khâu chuẩn bị sân khâu.
  • Về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: ngôn ngữ trong bài được sử dụng gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy sự độc đáo, thú vị. 

BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

5.  Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. 

6. Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài 7: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo ngắn nhất, soạn bài 7: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo văn 10 cánh diều, soạn văn 10 cánh diều bài 7: Đọc hiểu văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com