Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Toán 4 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 30: Đo góc - góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi "Hỏi nhanh - đáp nhanh" cho HS: + Câu 1: Đơn vị đo góc là gì? + Câu 2: Đo góc bằng dụng cụ nào? + Câu 3: Góc vuông là góc? + Câu 4: Góc nhọn là góc? + Câu 5: Góc tù có số đo như thế nào? + Câu 6: Góc bẹt là góc? - GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung làm bài tập. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức cho HS thông qua các bài tập. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ chấm (nhỏ hơn; bằng; lớn hơn) “Góc nhọn là góc .... 90⁰; góc vuông là góc .... 90⁰; góc tù là góc .... 90⁰; góc bẹt là góc .... 180⁰”. - GV cho HS hoạt động cặp đôi đọc cho nhau nghe đáp án của mình. - GV gọi 1-2 HS xung phong trình bày kết quả. - GV mời HS nhận xét và chốt đáp án. Bài tập 2: Viết tên góc, đỉnh, cặp cạnh tạo thành góc của các góc sau
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở cá nhân sau đó nói cho bạn nghe kết quả của mình. - GV mời đại diện 2 HS trình bày kết quả. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Trong các hình tam giác sau - Hình tam giác nào có ba góc nhọn? - Hình tam giác nào có góc vuông? - Hình tam giác nào có góc tù? - GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm sau đó tự hoàn thành vở cá nhân. - GV mời đại diện 3 HS trình bày. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
Bài tập 4: Điền số thích hợp vào ô trống Trong hình đã cho ta thấy có .... góc vuông, .... góc nhọn
- GV mời 1-2 HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài tập 5: Góc thứ nhất có số đo là 170⁰, góc thứ hai có số đo góc là 90⁰. Trung bình cộng của hai góc đó là góc gì?
- Hai bạn cùng bàn trao đổi, thảo luận và trình kết quả bài toán. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày. - GV cho HS nhận xét và chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS trả lời: + Câu 1: Đơn vị đo góc là độ (kí hiệu o) + Câu 2: Đo góc bằng thước đo góc. + Câu 3: Góc vuông là góc có số đo bằng 90 độ. + Câu 4: Góc nhọn có số đo bé hơn 90o. + Câu 5. Góc tù có số đo lớn hơn 90o + Câu 6. Góc bẹt có số đo bằng 180o. Đáp án bài 1: “Góc nhọn là góc nhỏ hơn 90⁰; góc vuông là góc bằng 90⁰; góc tù là góc lớn hơn 90⁰; góc bẹt là góc bằng 180⁰” - HS chú ý, chữa bài. Đáp án bài 2: - Góc tù đỉnh B; cạnh BA và BC. - Góc vuông đỉnh N; cạnh NM và NP. - Góc nhọn đỉnh M; cạnh MP và MQ. - Góc nhọn đỉnh U; cạnh UV và UT. - Góc bẹt đỉnh O; cạnh Ox và Oy. - HS chú ý, chữa bài.
Đáp án bài 3: - Tam giác ABC có ba góc nhọn + Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB và AC. + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA và BC. + Góc nhọn đỉnh C; cạnh CA và CB. - Tam giác DEG có góc vuông + Góc vuông đỉnh E; cạnh ED và EG. - Tam giác MNP có góc tù + Góc tù đỉnh N; cạnh NM và NP. - HS chữa bài.
Đáp án bài 4: Nhìn hình vẽ ta thấy Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc vuông. Góc đỉnh P cạnh PO, PQ là góc nhọn. Góc đỉnh Q cạnh QO, QP là góc nhọn. Vậy trong các góc đã cho có 1 góc vuông, 2 góc nhọn. Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 1;2. - HS quan sát, sửa bài.
Đáp án bài 5: Trung bình cộng của hai góc đó là (170⁰ + 90⁰) : 2 = 130⁰ Do 90⁰ < 130⁰ < 180⁰ nên góc đó là góc tù. - HS quan sát, nhận xét. - HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:................................................................ Lớp:...................................................................... Họ tên:.................................................................. PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Góc được tạo ra bởi mấy cạnh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 0 Câu 2: Một đường thằng có số đo góc là? A. 180⁰ B. 90⁰ C. 50⁰ D. 120⁰ Câu 3: Một nửa số đo góc của góc có số đo bằng 90 độ là góc? A. Bẹt B. Nhọn C. Tù D. Cân Câu 4: Cho các số đo góc 90⁰; 180⁰; 60⁰; 91⁰. Đọc tên lần lượt các góc? A. Góc vuông, góc bẹt, góc 60 và góc tù B. Góc vuông, góc bẹt, góc nhọn và góc cân C. Góc vuông, góc bẹt, góc nhọn và góc tù D. Góc 90, góc bẹt, góc nhọn và góc tù Câu 5: Cho hình ảnh sau, viết các số đo góc thích hợp A. 180⁰; 90⁰; 100⁰; 120⁰ B. 180⁰; 90⁰; 70⁰; 40⁰ C. 180⁰; 90⁰; 100⁰; 40⁰ D. 180⁰; 110⁰; 100⁰; 40⁰ II. Phần tự luận Bài 1. Quan sát thước đo góc rồi nêu số đo của mỗi góc:
Bài 2: Tìm các góc nhọn, góc tù và góc bẹt trong các góc sau:
Bài 3: Dùng thước đo góc để đo các góc được tạo bởi hai kim đồng hồ khi đồng hồ chỉ 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 2 giờ
Bài 4. Con nhện bò theo một trong hai đường đi màu đỏ hoặc màu xanh để về tổ (như hình vẽ) a) Tìm đường đi cho nhện, biết rằng đường đi này có ít nhất một góc tù. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ b) Dùng thước đo góc để xác định số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Bài 5: Có một bánh xe bằng gỗ đã hỏng (như hình vẽ). Con mọt gỗ đang gặm một trong hai cái nan xe màu đỏ. Biết nan xe đó và một nan xe màu xanh tạo thành một góc tù. Tìm nan xe mà con mọt gỗ đang gặm. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 4 CTST, giáo án buổi chiều Toán 4 Chân trời Bài 30: Đo góc - góc nhọn, góc, giáo án dạy thêm Toán 4 Chân trời sáng tạo Bài 30: Đo góc - góc nhọn, góc