I. VỀ BỘ SÁCH ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI
- ĐÀO NGỌC HÙNG (Tổng Chủ biên phần Địa lí), TRẤN THỊ HÀ GIANG (Chủ biến phản Địa II). ĐẶNG TIẾN DỤNG – ĐOÀN THỊ THANH PHƯƠNG
II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Danh sách các bài:
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM
(TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
- Bài 2. Thiên nhiên và con người địa phương em
- Bài 3. Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
- Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 6. Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 7. Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BÁC BỘ
- Bài 8. Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 9. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 10. Một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng
- Bài 12. Thăng Long – Hà Nội
- Bài 13. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Bài 14. Ôn tập
CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
- Bài 15. Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 16. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 17. Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 18. Cố đô Huế
- Bài 19. Phố cổ Hội An
CHỦ ĐỀ 5. TÂY NGUYÊN
- Bài 20. Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
- Bài 21. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
- Bài 22. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên
- Bài 23. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
CHỦ ĐỀ 6. NAM BỘ
- Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ
- Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
- Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ
- Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh
- Bài 28. Địa đạo Củ Chi
- Bài 29. Ôn tập
- Giải thích khái niệm, thuật ngữ
III. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hình 1. Một phần dãy Trường Sơn (tỉnh Quảng Bình)
- Là dãy núi dài nhất Việt Nam.
- Có con đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
- Đã đi vào thơ ca, âm nhạc như một niềm tự hào dân tộc.
Hãy trình bày một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn mà em biết
KHỞI ĐỘNG
Câu thơ:
Em Và Anh cùng vượt Dãy Trường Sơn
Anh hơn tuổi, trên đường anh vượt trước
Hai Anh Em với tinh thần yêu nước
Anh Vượt rồi , Em tiếp bước theo sau.
Câu hát: Ta vượt trên miền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn.
CÁC GIÁO ÁN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KNTT KHÁC:
BÀI 15
THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
PHẦN 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Quan sát Hình 2 – Lược đồ địa hình vùng duyên hải miền Trung (SGK tr.66) và trả lời câu hỏi:
- Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.
- Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.
- Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Tiếp giáp các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia
Tiếp giáp các vùng:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Tây Nguyên
- Nam Bộ
LƯU Ý
Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta.
- Ngoài phần lãnh thổ đất liền:
- Có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,...
- Có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Quan sát Hình 2, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Xác định trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Địa hình
- Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, hướng tây - đông, đâm ngang ra biển.
- Là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc - Nam.
- Trường Sơn là dãy núi lớn vùng và dài nhất nước ta (khoảng 1 100 km).
- Đèo Hải Vân là đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500 m so với mực nước biển.
- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở tỉnh Quảng Bình.
- Là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng.
- Gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên vùng biển rộng khoảng 160 000 – 180 000 km2.
Nhận xét
Đặc điểm của vùng Duyên hải miền Trung: nhỏ và hẹp
Phía Tây: địa hình đồi núi
Phía Đông: các dải đồng bằng nhỏ hẹp
Ven biển: có cồn cát, đầm phá
Mở rộng: Ở vùng Duyên hải miền Trung có một số nhánh núi đâm ngang ra biển (dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,...), chia cắt đồng bằng ở ven biển
Hình 3. Một góc phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế)
Đồi cát Quang Phú (tỉnh Quảng Bình)
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đọc thông tin mục 2b và trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết những đặc điểm chính của sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung
- Khí hậu
- Khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ:
- Phía bắc: có 1 – 2 tháng nhiệt độ dưới 20°C, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Phía nam: có nhiệt độ cao quanh năm, do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Vào mùa thu – đông: có mưa lớn và bão.
- Vào mùa hạ:
- Phía bắc có gió Tây Nam khô nóng.
- Phía nam có hiện tượng hạn hán.
Gió mùa Đông Bắc =Di chuyển từ bắc xuống nam => Suy yếu dần =Đến dãy
Bạch Mã => Hầu như bị chặn lại
Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Quan sát Hình 2, đọc thông tin mục 2c:
- Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.
- Sông ngòi
Đặc điểm chính:
- Có nhiều sông, phần lớn là sông ngắn và dốc.
- Mùa mưa thường có lũ lụt, lũ quét, mùa khô có tình trạng thiếu nước.
PHẦN 3 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Quan sát Hình 4 – 7 (SGK tr.69), thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hình 4. Bờ biển Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam)
- Hình 5. Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An)
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Quan sát Hình 4 – 7 (SGK tr.69), thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hình 6. Cánh đồng khô hạn do thiếu nước (tỉnh Ninh Thuận)
- Hình 7. Trồng dừa chắn cát bay (tỉnh Quảng Bình)
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Quan sát Hình 4 – 7 (SGK tr.69), thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Nêu tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở Duyên hải miền Trung.
- Tác động tích cực
Phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt – nuôi trồng hải sản, giao thông đường biển, du lịch biển, sản xuất muối,...
Tác động tích cực
- Ở đồng bằng ven biển: phát triển trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm.
- Ở vùng đồi núi phía tây: trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc.
Tác động tích cực
- Có tiềm năng phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.
Tác động tiêu cực
Thường xuyên xảy ra thiên tai
Mùa mưa: có mưa lớn, bão, lũ quét, sạt lở đất,... => Gây thiệt hại về người và tài sản
Mùa khô: xảy ra hạn hán => Thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất
Khu vực ven biển có hiện tượng cát bay
Ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất
Biện pháp phòng chống
Đẩy mạnh việc trồng, bảo vệ rừng
Dự báo kịp thời diễn biến của các loại thiên tai
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B và ghi kết quả vào vở
A | B |
1. Địa hình | a) Đường bờ biển dài và vùng biển rộng mang lại nhiều giá trị kinh tế. |
2. Khí hậu | b) Phía tây là vùng đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi lan ra sát biển. |
3. Sông ngòi | c) Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã. |
4. Biển | d) Có khá nhiều sông ngòi, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc. |
TRÒ CHƠI
Câu 1: Duyên hải miền Trung không tiếp giáp vùng nào sau đây?
- Miền núi phía Bắc
- Nam Bộ
- Tây Nguyên
- Đồng bằng Bắc Bộ
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của dãy Bạch Mã?
- Là một phần của dãy Trường Sơn
- Hướng đông – tây, đâm ngang ra biển
- Là ranh giới tự nhiên giữa 2 miền Bắc - Nam
- Tất cả các phương án trên
Câu 3. Cụm từ nào sau đây miêu tả đúng nhất đặc điểm của vùng Duyên hải miền Trung?
- Rộng lớn
- Đa dạng và phức tạp
- Nhỏ và hẹp
- Khá bằng phẳng
Câu 4. Môi trường thiên nhiên gây ra tác động tiêu cực như thế nào đến đời sống và sản xuất của người dân?
- Gây suy giảm hệ sinh thái
- Xảy ra thiên tai, cát bay ở ven biển
- Làm bùng phát dịch bệnh
- Di dân do môi trường sống thay đổi
Câu 5. Đâu là biện pháp để phòng, chống thiên tai hiệu quả?
- Đẩy mạnh việc trồng, bảo vệ rừng
- Dự báo thời tiết
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi
- Tất cả các phương án trên
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy nêu những việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra?
Gợi ý
Quyên góp quần áo, đồ ăn, sách vở,…
Quyên góp tiền (tiết kiệm, ăn sáng,…)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung bài học.
- Đọc trước Bài 16 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.