Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1

Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1

I. VỀ BỘ SÁCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI

  • PHÓ ĐỨC HOÀ (Tổng Chủ biên) 
  • BÙI NGỌC DIỆP (Chủ biên) 
  • LÊ THỊ THU HUYỀN – NGUYỄN HÀ MY – ĐẶNG THỊ THANH NHÀN 
  • NGUYỄN HỮU TÂM – NGUYỄN HUYỀN TRANG

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

Các kí hiệu dùng trong sách

Lời nói đầu

Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu

  • Tuần 1
  • Tuần 2
  • Tuần 3
  • Tuần 4

Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống

  • Tuần 5
  • Tuần 6
  • Tuần 7
  • Tuần 8

Chủ đề 3: Biết ơn thầy cô Yêu quý bạn bè

  • Tuần 9
  • Tuần 10
  • Tuần 11
  • Tuần 12

Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương

  • Tuần 13
  • Tuần 14
  • Tuần 15
  • Tuần 16

Chủ đề 5: Chào năm mới và chi tiêu tiết kiệm

  • Tuần 17
  • Tuần 18
  • Tuần 19
  • Tuần 20

Chủ đề 6: Phát triển bản thân

  • Tuần 21
  • Tuần 22
  • Tuần 23

Chủ đề 7: Gắn kết gia đình. Quý trọng phụ nữ

  • Tuần 24
  • Tuần 25
  • Tuần 26
  • Tuần 27

Chủ đề 8: Em và cuộc sống xanh

  • Tuần 28
  • Tuần 29
  • Tuần 30
  • Tuần 31

Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề truyền thống quê hương

  • Tuần 32
  • Tuần 33
  • Tuần 34
  • Tuần tổng kết
  • Giải thích thuật ngữ
  • Danh sách tranh, ảnh sử dụng

III. GIÁO ÁN WORD TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

TUẦN 1:

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

-       Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự tự hào về bản thân.

3. Phẩm chất

-       Trách nhiệm: Thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân; lập kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân và theo dõi những việc làm đó.

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 2 CTST SOẠN CHI TIẾT:

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-       Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.

-       Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

-       Bảng phụ kẻ sẵn ô chữ cho trò chơi “Ai nhanh mắt?”

-       Mẫu sơ đồ tư duy của Hoạt động 2.

-       Hòm phiếu bầu ban cán sự lớp, phiếu bầu ghi tên những ứng cử viên được đề xuất.

-       Mẫu kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân.

-       Bảng mẫu theo dõi những việc làm đáng tự hào của bản thân.

b. Đối với học sinh

-       SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

 CÁC GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3 CTST KHÁC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia Lễ khai giảng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa hoa; tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.

- HS nắm rõ nội quy của năm học mới.

- HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS tham gia công tác chuẩn bị cho Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường


+ Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường.

+ Tập nghi thức.

+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng.

- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.

- Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,…

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

- HS chia sẻ cảm nhận của mình.

 

 

 

 

- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,…

 CÁC TÀI LIỆU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHẤT LƯỢNG:

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân – Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video sau:

youtube.com/watch?v=1d0lV8Ae2mk&ab_channel=ChunChin-Chillc%C3%B9ngb%C3%A9iu

- GV đặt câu hỏi:

+ Sau khi xem xong video, em thấy các bạn Kiến có đặc điểm gì đáng tự hào? Em hãy kể tên các việc làm của các bạn Kiến thể hiện đặc điểm đó?

+ Bác Ve sầu đã học được bài học gì từ các bạn Kiến?

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Các bạn Kiến đã có những đặc điểm đáng tự hào để giúp đỡ bác Ve sầu. Em đã xác định được những điểm đáng tự hào của bản thân chưa? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân – Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định những đặc điểm đáng tự hào của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định và giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt”.

+ Chuẩn bị: 4 bút dạ khác màu nhau, bảng ô chữ trò chơi như sau:


+ Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm (4 HS), mỗi bạn sử dụng một loại bút màu khác nhau và tìm các từ chỉ đặc điểm đáng tự hào của bản thân trong bảng chữ đã cho. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ nhất sẽ dành chiến thắng. Nếu các nhóm đều tìm được số từ bằng nhau thì xét đến thời gian hoàn thành.


- Sau khi các nhóm hoàn thành, GV mời lần lượt đại diện từng nhóm lên đọc các từ mà nhóm tìm được.

- GV tổng kết lại các từ đã tìm được:


- GV tiếp tục mời HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ1 – SGK tr.6.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chọn một đặc điểm em thấy tự hào ở bản thân và chia sẻ với bạn về đặc điểm đó.

- GV gợi ý:

+ Nêu đặc điểm của bản thân mà em thấy tự hào.

+ Liệt kê những lời nói và việc làm của em thể hiện đặc điểm đó.

+ Giải thích lí do em cảm thấy tự hào về đặc điểm đó.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 HS), chia sẻ với các bạn về đặc điểm đáng tự hào của bản thân mình.

- GV gọi đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV tổng kết hoạt động.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm đáng tự hào của bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những việc làm đáng tự hào của bản thân

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.7 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lập sơ đồ tư duy về những việc đã làm mà em cảm thấy tự hào về bản thân.

- GV gợi ý cho HS:

+ Lập sơ đồ tư duy theo 4 nhánh, mỗi nhánh sử dụng một màu (tự chọn).

+ Các nhánh của sơ đồ tư duy gồm:

• Trong học tập.

• Trong rèn luyện

• Trong sinh hoạt

• Trong vui chơi


- Sau khi HS hoàn thành, GV yêu cầu HS thực hiện:

+ Nhiệm vụ 1: Em hãy trao đổi với bạn cùng bàn và mô tả ngắn gọn sơ đồ tư duy của mình.

+ Nhiệm vụ 2: Em hãy lựa chọn một việc làm khiến em tự hào về bản thân và chia sẻ với bạn về việc làm đó: Việc làm đó được thực hiện khi nào? Vì sao em cảm thấy tự hào?

- GV gọi đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV tổng kết hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chia sẻ những việc em cảm thấy tự hào về bản thân cho người thân nghe.

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm đáng tự hào của các bạn Kiến là:

+ Chăm chỉ: Ngày nào cũng đi nhặt nhạnh những hạt lúa, hạt gạo trên cánh đồng.

+ Cẩn thận: Chuẩn bị nhiều thức ăn để dự trữ cho mùa đông.

+ Kiên nhẫn: Ngày nào cũng đi ra cánh đồng nhặt lúa, gạo để mang về tổ.

+ Tốt bụng: Trong lúc bác Ve sầu đang khó khăn vì mùa đông đến, trời mưa to, các bạn Kiến đã giúp đỡ bác Ve sầu lánh nạn.

+ Biết tiết kiệm, để dành: Dự trữ đồ ăn cho cả mùa đông.

→ Bác Ve sầu học được bài học: Nên chăm chỉ làm việc để dự trữ thức ăn cho mùa đông.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- Các nhóm tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Các từ tìm được là: Tự tin, Sáng tạo, Vui tính, Năng động, Chăm chỉ, Cẩn thận, Hài hước, Kiên nhẫn.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

- HS chia sẻ: Gợi ý:

+ Đặc điểm của bản thân em thấy tự hào là: Tốt bụng.

+ Những việc làm thể hiện đặc điểm đó là: Giúp đỡ bạn bè trong học tập, giúp đỡ người già sang đường,…

+ Em thấy tự hào về đặc điểm đó vì sự tốt bụng có thể giúp đỡ rất nhiều người và giúp ích cho cuộc sống.

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý.

+ Trong học tập: giúp đỡ các bạn học kém hơn; cho bạn mượn vở ghi bài nếu bạn nghỉ học, đưa ra sáng kiến khi làm việc nhóm,…

+ Trong rèn luyện: nhận lỗi và sửa lỗi khi làm bài sai, trung thực trong thi cử, luôn chủ động hoàn thành bài tập,…

+ Trong sinh hoạt: ăn uống khoa học, đi ngủ đúng giờ, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, không bỏ bữa sáng, cân bằng thời gian chơi và học,…

+ Trong vui chơi: nhiệt tình tham gia các trò chơi tập thể, tích cực tham gia các hoạt động hè của địa phương,…

 

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS tiếp thu và cố gắng hơn.

 

 

 

- HS ghi chú.

 ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn ban cán sự lớp và trao đổi về an toàn giao thông đường bộ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS bầu chọn được ban cán sự lớp cho năm học mới.

- HS tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Bầu chọn ban cán sự lớp.

- GV phổ biến cho cả lớp về quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng.

- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng, sau đó tổ chức cho các em bỏ phiếu kín và công bố kết quả.


- Sau khi công bố kết quả bình chọn, ban cán sự lớp sẽ ra mắt trước cả lớp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

- GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong ban cán sự lớp cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ 2. Trao đổi một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS), yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi về một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ, ghi lại các quy định ra giấy A3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày các quy định khi tham gia giao thông đường bộ trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- GV bổ sung thêm một số quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

- GV có thể cho HS xem video sau: https://youtu.be/9VcAMXMFOOY

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe

 

- HS ứng cử và đề cử ban cán sự lớp

 

 

- Cả lớp lắng nghe các bạn phát biểu.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và trả lời:

+ Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông.

+ Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định

+ Đã uống rượu, bia thì không lái xe.

+ Không chở quá số người sai quy định.

+ Không lạng lách đánh võng trên đường.

+ Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường

+ Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi vào đường cấm.

+ Đối với người đi bộ: Phải đi bộ trên hè phố, lề đường, nếu không có hè phố, lề đường thì đi sát mép đường.

- HS khác bổ sung.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS xem video.

 

- HS ghi nhớ.

 

 

 

Tải giáo án word hoạt động trải nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo bản 1

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 4 sách mới, giáo án lớp hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo, giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo , giáo án hoạt động trải nghiệm 4 CTST

Giáo án lớp 4


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay