Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
BÙI VĂN HỒNG (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)
NGUYỄN THỊ HỒNG CHIẾM – LÊ THỊ MỸ NGA – ĐOÀN THỊ NGÂN
Hướng dẫn sử dụng sách
Lời nói đầu
Mục lục
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
PHẦN 2. THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến
- Nêu đượclợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Chọn một loại hoa, cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh ngày Tết và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên của loại hoa/cây cảnh trong hình. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Hoa và cây cảnh quanh em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại hoa và cây cảnh phổ biến a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình Khám phá 1, 2 mục 1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: 1. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại hoa có trong hình dưới đây.
2. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại cây cảnh có trong hình dưới đây
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1.
2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá 1 - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm quan sát hình ảnh Khám phá 1 mục 2 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây. Theo em, các loại hoa này thường nở vào mùa nào trong năm?
- GV gợi ý HS mô tả đặc điểm của hoa dựa vào màu sắc hoa, lá, thân cây,... - GV mời đại diện 2 – 3 HS mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình rồi xác định mùa hoa nở trong năm. Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chốt lại đáp án:
Hoạt động khám phá 2 - GV chiếu các hình ảnh Khám phá 2 mục 2 SHS tr.8 – 9, chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 1 bộ thẻ mô tả đặc điểm và ý nghĩa của loại hoa , cây cảnh tương ứng. GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp xúc theo nhóm: Em hãy gắn thẻ mô tả đặc điểm, ý nghĩa của loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.
- GV làm trọng tài, trong vòng 2p thành viên các nhóm lần lượt lên gắn thẻ tương ứng với hình ảnh. Đội nào được nhiều đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng. - Kết thúc trò chơi, GV công bố đội chiến thắng, chốt lại đáp án:
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh b. Cách thực hiện Hoạt động khám phá 1
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn trả lời Khám phá 1 mục 3 SHS tr.9: Dựa vào các hình ảnh gợi ý dưới đây, em hãy nêu lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án: Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,... Hoạt động khám phá 2 - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Khám phá 2 SHS tr.10: Em hãy gắn thẻ mô tả lợi ích loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây. [Thẻ 1] Lợi ích: Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,... [Thẻ 2] Lợi ích: Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe [Thẻ 3] Lợi ích: Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,... [Thẻ 4] Lợi ích: Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...
CÁC TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ 4 CHẤT LƯỢNG:
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS luyện tập kể tên, nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh. b. Cách thực hiện Luyện tập 1: Ngoài những loại hoa và cây cảnh đã được học trong bài, em hãy kể tên những loại hoa và cây cảnh khác mà em biết. - GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, kể cho nhau nghe tên những loại hoa và cây cảnh mà mình biết. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm liệt kê tên các loại hoa, cây cảnh mà thành viên của nhóm mình nêu. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung tên các loại hoa và cây cảnh mà nhóm bạn chưa liệt kê. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án của các nhóm. - GV giới thiệu thêm một số loại hoa và cây cảnh:
Luyện tập 2: Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, trình bày bài tập theo bảng dưới đây:
- GV chữa bài, mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS vận dụng các kiến thức trong bài để giải quyết bài tập vận dụng. b. Cách thực hiện Vận dụng 1: Em hãy chọn một loại hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà. - GV yêu cầu HS tự lên kế hoạch trang trí trong nhà, góc học tập bằng một loại hoa và cây cảnh. - GV hướng dẫn HS: Bước 1: Chọn hoa hoặc cây cảnh GV gợi ý HS các loại hoa, cây cảnh thông dụng: + Cây cảnh có hoa: hoa hồng, hoa đào, hoa ly,… + Cây thường chỉ có lá: cây xương rồng, thường xuân, vạn niên thanh,… + Cây leo, cho bóng mát: hoa tử đằng, hoa hồng leo,… Bước 2: Chọn vị trí trang trí hoa hoặc cây cảnh GV gợi ý HS những vị trí có thể để hoa, cây cảnh: + Ngoài nhà: vườn, trước cửa ra vào, sân, trước cổng, ban công,… + Trong nhà: Góc phòng, góc bếp, trên bàn, tủ, kệ, sàn nhà,… - GV đặt câu hỏi: Khi trang trí hoa, cây cảnh cần lưu ý gì? (Chậu phù hợp với cây, vị trí trang trí; Đặt cây ở chỗ thích hợp vừa đẹp căn phòng lại đủ ảnh sáng; Tưới nước; Bón phân,…) - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện vận dụng 1 vào tiết học kế tiếp. Vận dụng 2: Hãy giới thiệu cho các bạn những sản phẩm làm từ hoa mà em biết - GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, chia sẻ cho nhau nghe những sản phẩm làm từ hoa mà mình biết. - GV lấy ví dụ: Hoa hồng: Tinh dầu hoa hồng sử dụng để tắm; Trà chế biến từ cánh hoa hồng chống cảm lạnh, viêm họng,… - GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết lại đáp án từ các nhóm. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học: + Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam,… + Mỗi loại hoa và cây cảnh có đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp cho không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,… - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Hoa và cây cảnh quanh em + Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở. + Đọc trước Bài 2 – Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (SHS tr.12). |
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.
- HS thảo luận nhóm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tạo nhóm, tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tạo nhóm, thực hiện bài tập 1. - HS lắng nghe, bổ sung
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ những lưu ý rồi lên kế hoạch và thực hiện.
- HS tạo nhóm bốn, thực hiện nhiệm vụ. - HS chú ý lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
TRỌN BỘ 5 MÔN CHỦ NHIỆM: TOÁN, TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, HDTN