Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)

Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)
Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)

Xem video về mẫu Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)

I. VỀ BỘ SÁCH MĨ THUẬT 4 CHÂN TRỜI BẢN 1

  • NGUYỄN THỊ NHUNG (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN TUẤN CƯỜNG (Chủ biên)
  • LƯƠNG THANH KHIẾT - NGUYỄN ÁNH PHƯƠNG NAM - PHẠM VĂN THUẬN

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

Hướng dẫn sử dụng sách 

Lời nói đầu 

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VUI VẺ 

  • Bài 1: Tranh xé dán giấy màu 
  • Bài 2: Phong cảnh quê em 

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC 

  • Bài 1: Tranh vẽ với các hình nối tiếp nhau 
  • Bài 2: Không gian trong thư viện 
  • Bài 3: Tranh chân dung nhân vật 

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI TỰ NHIÊN 

  • Bài 1: Sản phẩm mĩ thuật với các lớp cảnh 
  • Bài 2: Tranh chấm màu 
  • Bài 3: Tạo hình động vật từ vật liệu đã qua sử dụng 
  • Bài 4: Mô hình khu bảo tồn thiên nhiên

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC 

  • Bài 1: Tranh vẽ về biển đảo Việt Nam 42 
  • Bài 2: Nhân vật với trang phục dân tộc 46 
  • Bài 3: Món ăn truyền thống 50 

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG QUANH EM 

  • Bài 1: Tạo hình của nhà Rồng 54 
  • Bài 2: Hoạt cảnh với nhân vật 3D 58 
  • Bài 3:Tranh vẽ hoạt động vì cộng đồng 62 

CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG HỮU ÍCH Đ. 

  • Bài 1: Đồ gia dụng quen thuộc 66 
  • Bài 2: Hình in với giấy gói quà 70 
  • Bài tổng kết: Mô hình bài học từ những mảnh ghép 74 
  • Giải thích thuật ngữ 78

II. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 4 CHÂN TRỜI BẢN 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VUI VẺ

BÀI 1: TRANH XÉ DÁN GIẤY MÀU

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

-       Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.

-       Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

-       Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

GIÁO ÁN MĨ THUẬT 2 CTST SOẠN CHI TIẾT:

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.

-       Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt

Năng lực riêng:

-       Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách tạo bức tranh về hoạt động đáng nhớ của gia đình.

-       Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được sản phẩm mĩ thuật về đề tài gia đình bằng cách xé dán giấy.

-       Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận biết được không gian xa, gần, chất cảm trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

3. Phẩm chất

-       Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.

CÁC GIÁO ÁN MĨ THUẬT 3 CTST KHÁC:

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

       -         Quan sát, vấn đáp, gợi mở.

       -         Luyện tập, thực hành

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-       Giáo án.

-       Tranh ảnh xé dán về chủ đề Gia đình.

b. Đối với học sinh

-       SGK Mĩ thuật 4.

-       Vở bài tập Mĩ thuật 4.

-       Đồ dùng học tập: giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, hồ dán,…

CÁC TÀI LIỆU MĨ THUẬT 4 CHẤT LƯỢNG:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HĐ1. KHÁM PHÁ

Tạo hình nhân vật bằng cách xé dán giấy màu

a. Mục tiêu: Gợi ý để HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng hoạt động trong công việc thường ngày của người thân ở gia đình để tạo hình nhân vật bằng giấy màu.

b. Cách tiến hành

- GV dẫn dắt vào bài học.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số dáng người xé dán từ giấy màu – SGK tr.6:

 

- GV đặt câu hỏi:

+ Em đã tham gia những công việc thường ngày nào cùng người thân trong gia đình?

+ Hình dáng của mỗi người khi làm các công việc đó như thế nào?

+ Em sử dụng giấy nào để tạo hình các nhân vật?

+ Cách xé dán giấy màu để tạo hình nhân vật thực hiện như thế nào?

- GV yêu cầu HS tạo hình nhân vật đang làm việc bằng hình thức xé dán giấy màu đã học.

HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu và nhận biết các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

 

+ Nêu các bước tạo bức tranh xé dán về đề tài gia đình.

+ Hình minh họa thể hiện hoạt động gì?

+ Có thể tạo không gian trong bức tranh bằng cách nào để thể hiện được khung cảnh diễn ra hoạt động của các nhân vật?

+ Để hoàn thiện và tạo sự sinh động cho bức tranh, bước xé dán thêm chi tiết cần thực hiện trước hay sau khi tạo không gian tranh?

- GV gợi mở để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo tranh xé dán từ giấy màu.

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận các bước tạo tranh xé dán đề tài gia đình.

- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Kết hợp các hình xé, dán từ giấy màu có thể tạo được không gian xa, gần và chất cảm trên bề mặt sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

HĐ3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Tạo tranh xé dán về hoạt động trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng ý tưởng cho bức tranh và thực hành tạo tranh xé dán về các hoạt động trong gia đình từ hình nhân vật đã tạo ở HĐ1.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các sản phẩm tham khảo – SGK tr.8.

 

- GV đặt câu hỏi:

+ Em sẽ tạo bức tranh thể hiện hoạt động gì của gia đình?

+ Em sẽ tạo cảnh vật gì thể hiện rõ hoạt động của nhân vật trong tranh?

+ Em sẽ tạo cảnh vật, không gian của tranh với màu sắc như thế nào để phù hợp với nhân vật?

- GV gọi 2 – 3 HS nêu ý tưởng về sản phẩm của mình.

- GV gợi ý HS:

+ Hình dung về cảnh vật, không gian và hình dáng hoạt động của các nhân vật.

+ Thực hiện bài vẽ theo các bước đã gợi ý.

- GV lưu ý:

+ Dán cảnh vật của bức tranh ở xa trước, ở gần sau.

+ Có thể tạo thêm nhân vật cho bài xé dán thêm sinh động.

- GV khuyến khích HS tạo thêm điểm nhấn cho nhân vật, cảnh vật trong tranh.

HĐ4. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích, về cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS giới thiệu, trình bày về sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về cảnh vật và không gian trong tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 – 3 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Em thích sản phẩm xé dán nào? Vì sao?

+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?

+ Cảnh vật trong tranh thể hiện không gian ở đâu?

+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?

- GV khơi gợi để HS trao đổi và thảo luận các cách điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm: Theo em nên điều chỉnh hoặc bổ sung gì để sản phẩm sinh động và hoàn thiện hơn.

- GV chỉ ra cho HS thấy những sản phẩm có hình ảnh, màu sắc, cách kết hợp nhân vật và không gian trong tranh hợp lí, hài hòa.

- GV gợi ý cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn.

- GV chốt lại các ý kiến của HS và nêu nhận xét chung. GV chọn ra 5 sản phẩm đẹp nhất để tuyên dương.

HĐ5. VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN

Tìm hiểu một số hình thức tranh cắt dán

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết thêm một số hình thức và chất liệu tạo tranh bằng cách cắt hoặc xé dán.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK tr.9 và một số bức tranh cắt dán với chất liệu khác nhau.

 

 

 

- GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ về màu sắc, cách tạo hình, cảnh vật trong tranh, chất liệu tạo bức tranh của họa sĩ và cảm xúc của em.

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Chất liệu và hình thức thể hiện của bức tranh đó có gì khác với bài vẽ của em?

+ Màu sắc của bức tranh gợi cho em cảm giác gì?

+ Em học tập được gì về kĩ thuật thể hiện, cách sắp xếp không gian, hình, màu trong tranh của họa sĩ?

- GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Bức tranh được tạo bởi màu sắc của hình cắt dán từ các chất liệu khác nhau có thể biểu đạt được tình cảm của con người với gia đình và cuộc sống.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Hoàn thành sản phẩm của mình (nếu chưa xong).

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Phong cảnh quê em.

 

 

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Em đã tham gia những công việc cùng người thân là: quét nhà, cho gà ăn, lau bàn ghế, gấp quần áo, phơi quần áo, vứt rác,…

+ Hình dáng của mỗi người phù hợp với từng công việc.

+ Sử dụng giấy màu để tạo hình nhân vật.

 

 

 

- HS quan sát và trả lời: Có 4 bước tạo tranh xé dán về hoạt động trong gia đình:

+ Bước 1: Xé, dán phần nền tạo không gian.

+ Bước 2: Xé, dán hình đồ vật tạo không gian hoạt động của nhân vật.

+ Bước 3: Sắp xếp và dán các nhân vật vào không gian của tranh.

+ Bước 4: Xé dán thêm chi tiết, hoàn thiện bức tranh.

 

 

- HS ghi nhớ.

 

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS trả lời: Gợi ý:

+ Em tạo bức tranh thể hiện cảnh sinh hoạt của gia đình.

+ Em thể hiện hoạt động ăn tối của nhân vật trong tranh.

 

 

- HS nêu ý tưởng.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS trưng bày sản phẩm của mình.

- HS giới thiệu sản phẩm của mình.

 

 

- HS thảo luận và trả lời.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS vỗ tay hoan hô.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi

 

 

- HS ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS tiếp thu và cố gắng hơn.

 

 

 

- HS ghi chú.

 

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

Tải giáo án word mĩ thuật lớp 4 chân trời sáng tạo (bản 1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 4 sách mới, giáo án lớp mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo, giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo , giáo án mĩ thuật 4 CTST bản 1

Giáo án lớp 4


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay