Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo

Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo có đủ cả năm. Đây là giáo án của sách đổi mới năm 2023-2024. Thầy cô xem trước để biết chất lượng giáo án. Giáo án tải về là giáo án word, chỉnh sửa được. Cách tải dễ dàng. Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo được hỗ trợ suốt quá trình năm học - nếu gặp lỗi: thiếu bài, lỗi chính tả...

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo

I. VỀ BỘ SÁCH KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI

  • ĐỖ XUÂN HỘI (Tổng Chủ biên) 
  • NGUYỄN THỊ THANH THUỶ (Chủ biên) 
  • LƯU PHƯƠNG THANH BÌNH – TRẤN THANH SƠN

II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Danh sách các bài:

Hướng dẫn sử dụng sách. 

Lời nói đầu.. 

mục lục 

CHU DE 1: CHẤT

  • Bài 1.Một số tính chất và vai trò của nước. 
  • Bài 2. Sự chuyển thể của nước 
  • Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. 
  • Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí 
  • Bài 5. Gió, bão. 
  • Bài 6. Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí 
  • Bài 7. Ôn tập chủ đề Chất 

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG 

  • Bài 8. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng 
  • Bài 9. Ánh sáng với đời sống
  • Bài 10. Âm thanh 
  • Bài 11. Âm thanh trong đời sống 
  • Bài 12. Nhiệt độ và nhiệt kế  
  • Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt
  • Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng

CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 

  • Bài 15. Thực vật cần gì để sống và phát triển 
  • Bài 16. Nhu cầu sống của động vật.
  • Bài 17. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • Bài 18. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật

CHỦ ĐỀ 4: NẤM

  • Bài 19. Sự đa dạng của nấm.  
  • Bài 20. Nấm ăn và nấm men 10 trong đời sống.
  • Bài 21. Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm.....
  • Bài 22. Ôn tập chủ đề Nấm 

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 

  • Bài 23. Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn 
  • Bài 24. Giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn. 
  • Bài 25. Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh 
  • Bài 26. Thực phẩm an toàn 
  • Bài 27. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng. 
  • Bài 28. Phòng tránh đuối nước.....
  • Bài 29. Ôn tập chủ đề: Con người và sức khỏe

 

III. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.

-       Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.

-       Vẽ được sơ đồ và ghi chú được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

2. Năng lực:

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

-       Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.

-       Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

3. Phẩm chất:

-       Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

-       Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

-       Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

CÁC GIÁO ÁN KHOA HỌC 4 CTST KHÁC:

Tải giáo án Powerpoint khoa học 4 chân trời sáng tạo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học

-       Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

-       Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên:

-       Giáo án.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Có thể chuẩn bị khay nước, khay đá như hình 3 và 4; các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.

-       Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

b. Đối với học sinh:

-       SHS.

-       Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Em thấy nước ở đâu trong hình 1?

 

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 2 - Sự chuyển thể của nước.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thể của nước

a. Mục tiêu:

- HS có khái niệm ban đầu về ba thể (rắn, lỏng, khí).

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động khám phá

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, thảo luận trả lời câu hỏi:

Nước có thể tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào?

- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi Khám phá mục 1 SGK trang 10:

Xác định các thể rắn, thể lỏng, thể khí (hơi) của nước trong mỗi hình dưới đây

 

- GV mời 1 – 2 nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác, chốt lại ba thể tổn tại của nước.

Hoạt động 2: Sự chuyển thể của nước

a. Mục tiêu:

- HS diễn tả được các hiện tượng chuyển thể của nước.

- HS được hoạt động để phát hiện được các thể và hiện tượng chuyển thể của nước (bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy) qua các thí nghiệm và được khắc sâu kiến thức này ở một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.

- HS vẽ được sơ đồ sự chuyển thể của nước.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động khám phá 1

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 và 4, mô tả hiện tượng xảy ra trong các hình rồi trả lời câu hỏi Khám phá mục 2 SGK trang 10:

Trong các hình 3 và 4, nước đã chuyển từ thể nào sang thể nào?

 

- GV cho 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác.

- GV giới thiệu tên gọi quá trình nước chuyển từ:

+ Thể lỏng  rắn: đông đặc

+ Thể rắn  lỏng: nóng chảy

Hoạt động luyện tập – thực hành 1

- GV yêu các nhóm HS hoạt động nhóm trả lời câu luyện tập – thực hành mục 2 SGK 10 :

+ Đề xuất và thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể trên của nước

+ Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể của nước ở hình 3 và 4 theo gợi ý:

 

- GV mời các nhóm trình bày đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm về sự chuyển thể của nước trong hoạt động khám phá 1.

- GV nhận xét, chốt lại các bước tiến hành rồi yêu cầu HS về nhà thực hiện và báo cáo lại kết quả thí nghiệm.

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ các sự chuyển thể của nước ở hình 3 và 4, các nhóm khác chú ý quan sát và nhận xét.

Hoạt động khám phá 2

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát hình 5 và trả lời các câu hỏi:

 

+ Sự chuyển thể nào của nước làm xuất hiện hơi nước phía trên nổi?

+ Sự chuyển thể nào của nước làm xuất hiện nước ở dưới nắp nồi?

+ Vẽ lại sơ đồ các sự chuyển thể của nước ở hình 5 theo gợi ý

 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời, đại diện các nhóm khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án và nhận xét.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:

Sự chuyển thể của nước

Hiện tượng

Thể rắn → thể lỏng

Nóng chảy

Thể lỏng → thể rắn

Đông đặc

Thể lỏng → thể khí

Bay hơi

Thể khí → thể lỏng

Ngưng tụ

Hoạt động luyện tập – thực hành 2

- GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức: “Ghép chữ vào hình”

 

- GV chia làm 2 phần bảng, chiếu hoặc vẽ Hình 6 vào mỗi phần bảng, mời đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS và phát cho các nhóm những thẻ dưới đây:

 

- GV và các bạn dưới lớp sẽ làm trọng tài. Sau hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của các nhóm lên hoàn thành bài tập. Đội nào nhanh và chính xác nhất sẽ chiến thắng.

- GV công bố kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt, khuyến khích động viên nhóm chưa tốt.  

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở.

Hoạt động vận dụng

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi vận dụng mục 2 SGK trang 11:

Hãy kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày.

- GV yêu cầu các cặp lần lượt từng bạn kể cho nhau nghe một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày.

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp thực hành trước lớp, các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.

- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nắm vững sự chuyển thể của nước, trên cơ sở đó HS hoàn thành được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động khám phá

- GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, quan sát hình 7 và trả lời các câu hỏi Khám phá mục 3 SGK trang 12:

+ Sự chuyển thể nào làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước?

+ Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự chuyển thể nào?

+ Nước mưa sẽ rơi xuống những nơi nào?

+ Nước ở những nơi này sẽ chuyển thể như thế nào để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?

 

- GV 2 – 3 nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm. 

- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm, chốt lại đáp án.

Hoạt động luyện tập – thực hành

- GV yêu cầu HS: Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và chia sẻ với bạn.

- GV gợi ý HS còn lúng túng có thể vẽ dựa vào hình sau:

 

+ Điền các từ hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với ô chữ A, B, C, D

+ Điền các từ bay hơi, tiếp tục ngưng tụ, ngưng tụ, mưa, trở về phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5)

- GV cho HS trình bày sơ đồ đã vẽ, GV và cả lớp cùng chọn ra sơ đồ vẽ đẹp nhất.

- GV chữa bài, nhận xét và khen thưởng các HS vẽ tốt.

- GV yêu cầu HS: Hãy nói về "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" sau khi hoàn thành sơ đồ.

- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động luyện tập.

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?

A. Rắn                B. Lỏng    

C. Khí                 D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là

A. Nóng chảy      B. Đông đặc

C. Ngưng tụ         D. Bay hơi

Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào?

A. Rắn                  B. Lỏng

C. A hoặc B          D. Không chuyển thể

Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?

A. Sự hình thành của mây

B. Băng tan

C. Sương muối

D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo

- GV mời HS trả lời, nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện thí nghiệm và giải thích hiện tượng thực tế.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện bài tập vận dụng SGK trang 13: “Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước”, báo cáo kết quả vào tiết học kế tiếp.

Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ thấp hơn bát, khô ráo; tấm kính trong; nước nóng; một số viên đá.

Thực hiện:

+ Rót nước nóng vào khoảng  bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát. Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b)

+ Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút, quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e)

 

 

- GV lưu ý HS: Cần có người lớn hướng dẫn. Cẩn thận khi rót nước nóng vào bát để tránh bị bỏng, Không dùng nước đang sôi.

Thảo luận:

+ Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc?

+ Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và một ít nước trong cốc?

+ So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":

+ Các thể của nước

+ Sự chuyển thể của nước.

+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng SGK trang 13

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động khám phá

- HS trả lời:

Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

 

 

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi Khám phá SGK trang 10:

+ 2a: Thể lỏng

+ 2b: Thể khí

+ 2c: Thể rắn

 

 

 

- Các nhóm báo cáo, nhận xét

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

Hoạt động khám phá 1

 

- HS trả lời câu hỏi Khám phá mục 2 SGK trang 10:

+ Trong hình 3, nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

+ Trong hình 4, nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

 

 

 

- HS trình bày

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài

- HS lắng nghe tiếp thu, ghi chép.

 

 

 

Hoạt động luyện tập – thực hành 1

- HS đề xuất cách thực hiện thí nghiệm:

+ Chuẩn bị: 1 khay nước

+ Cách tiến hành:

TN1: Đặt khay nước và ngăn đá tủ lạnh vài giờ

TN2: Để khay nước đá ra bên ngoài một thời gian

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS vẽ sơ đồ các sự chuyển thể của nước ở hình 3 và 4:


Hoạt động khám phá 2

- HS quan sát hình 5 và trả lời các câu hỏi:

+ Sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí làm xuất hiện hơi nước phía trên nồi.

+ Sự chuyển thể của nước từ thể khí sang thể lỏng làm xuất hiện nước dưới nắp nồi.

+ Sơ đồ các sự chuyển thể của nước ở hình 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày, đối chiếu đáp án, nhận xét.

 

 

Hoạt động luyện tập – thực hành 2

- HS tích cực tham gia trò chơi, hoàn thành sơ đồ:

 

- HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước:

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động vận dụng

- HS tạo nhóm đôi, kể một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày: Ví dụ: Phơi quần áo, Sương đọng trên lá, Phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời,...

- HS thực hiện theo yêu cầu GV.

 

 

- HS thực hành trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

Hoạt động khám phá

- HS quan sát hình 7, thảo luận và xung phong trình bày kết quả:

+ Bay hơi làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước

+ Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự ngưng tụ

+ Nước mưa rơi xuống, cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ,...

+ Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... chuyển thể thành hơi nước bay lên cao so sức nóng của ánh sáng mặt trời để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 

 

- Đại diện nhóm báo cáo,

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS vẽ sơ đồ:

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ các bạn vẽ, chọn ra sơ đồ đẹp nhất.

 

- HS trả lời: Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển...

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

D

A

B

D

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ khi thực hiện tại nhà.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

Tải giáo án word khoa học lớp 4 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lớp 4 sách mới, giáo án lớp khoa học 4 chân trời sáng tạo, giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo , giáo án khoa học 4 CTST

Giáo án lớp 4


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay