I. VỀ BỘ SÁCH TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC
- BÙI MẠNH HÙNG (TỔNG CHỦ BIÊN), TRẦN THỊ HIỀN LƯƠNG (CHỦ BIÊN), LÊ THỊ LAN ANH – ĐỖ HỒNG DƯƠNG, NGUYỄN LÊ HẰNG – TRỊNH CẨM LAN
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC
- BÙI MẠNH HÙNG (TỔNG CHỦ BIÊN),TRẦN THỊ HIỀN LƯƠNG (CHỦ BIÊN), VŨ THỊ THANH HƯƠNG – VŨ THỊ LAN, TRẦN KIM PHƯỢNG – ĐẶNG THỊ HẢO TÂM
II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
ÔN BÀI CŨ
- Các em hãy đọc nối tiếp bài “Đồng cỏ nở hoa”.
- Các em hãy trả lời câu hỏi sau: “Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?”
KHỞI ĐỘNG
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 2 KNTT SOẠN CHI TIẾT:
Thảo luận nhóm đôi
- Các em hãy quan sát hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc dưới đây và trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc nào đó:
Gợi ý
- Cây khèn người Mông:
- Chất liệu: tre, nứa, trúc.
- Chế tác tại chỗ, sáng tạo của chính những người sử dụng.
- Ý nghĩa: góp phần làm cho bản sắc văn hóa của đồng bào Mông Tây Bắc thêm đa dạng và độc đá
- Tiếng khèn của người Mông:
- Người Mông thổ lộ tâm tình qua điệu nhạc du dương, trầm bổng.
- Khèn là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu luyện.
- Thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.
- Các em hãy quan sát hình ảnh minh họa, đọc tên bài “Thanh âm của núi” và phỏng đoán nội dung bài học:
BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI
TIẾT 1 + 2: ĐỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- ĐỌC VĂN BẢN
GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ
Tây Bắc => Vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.
Vấn vương => Thường cứ phải nghĩ và nhớ đến, không dứt ra được.
Huyền diệu=> Rất kì lạ, không thể hiểu hết được.
GIỌNG ĐỌC TRONG BÀI
- Giọng đọc: diễn cảm, thể hiện cảm xúc của tác giả.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ: thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc và khi nghe tiếng khèn người Mông.
LUYỆN ĐỌC TỪ DỄ PHÁT ÂM SAI
CÁC GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3 KNTT KHÁC:
Vấn vương
Xếp
Khéo léo
CÁCH NGẮT GIỌNG CÂU DÀI
- Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi.//
- Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.//
NHẤN GIỌNG Ở CÁC TỪ NGỮ
- Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng.
LUYỆN ĐỌC THEO ĐOẠN
BỐ CỤC:
ĐOẠN 1: Từ đầu đến “khó tính nhất”.
ĐOẠN 2: Tiếp theo đến “bến bờ hiện tại”.
ĐOẠN 3: Tiếp theo đến “các thế hệ sau”.
ĐOẠN 4: Đoạn con lại.
CÁC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 4 CHẤT LƯỢNG:
- TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi
Câu 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
Câu 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn:
- vật liệu làm khèn.
- những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).
Câu 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
Câu 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
Câu 5: Xác định chủ đề của bài đọc “Thanh âm của núi”.
Câu 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
Câu 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn
- vật liệu làm khèn
- những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn
- Vật liệu: gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau tượng trưng cho tình anh em tụ họp.
- Sắp xếp: Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khè
- Liên tưởng: như dòng nước đang trồi hay đó là dòng thanh âm chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người Mông qua mỗi chặng đường của cuộc sống.
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
Câu 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
- Tiếng khèn như “báu vật” tinh thần của người xưa để lại vì nó không thể thiếu vắng trong đời sống tâm hồn, tình cảm của người Mông.
- Tiếng khèn là một phần quý báu trong đời sống tinh thần của người Mông.
Câu 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
- Đoạn kết như vẽ ra một bức tranh gợi bao cảm xúc.
- Hình ảnh nghệ nhân dân gian thổi khèn như tác vào không gian núi rừng, trời mây.
- Tiếng khèn vang lên như thể thanh âm của núi rừng, của tiếng lòng người Mông qua bao thế hệ.
Ý CHÍNH TỪNG ĐOẠN
NỘI DUNG:
ĐOẠN 1: Ấn tượng khái quát về tiếng khèn của người Mông.
ĐOẠN 2: Giới thiệu đặc điểm cây khèn (cấu tạo, vật liệu làm khèn).
ĐOẠN 3: Ý nghĩa của tiếng khèn đối với người Mông.
ĐOẠN 4: Vẻ đẹp của nghệ nhân thổi khèn và sức sống của tiếng khèn người Mông giữa rừng núi Tây Bắc.
Câu 5: Xác định chủ đề của bài đọc “Thanh âm của núi”.
- Nét đặc sắc của văn hóa các vùng miền trường tồn cùng thời gian
- Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.
- Tiếng khèn của người Mông là nét văn hóa quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.
- Du khách rất thích đến Tây Bắc – mảnh đất có những nét văn hóa đặc sắc.
- LUYỆN ĐỌC LẠI
CHÚ Ý
- Giọng đọc: diễn cảm, thể hiện cảm xúc của tác giả.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ: thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc và khi nghe tiếng khèn người Mông.
- Luyện đọc lại: tự đọc toàn bài thật diễn cảm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Đọc lại bài Bài 19: Thanh âm của núi và hiểu ý nghĩa bài đọc.
Chia sẻ với người thân về bài đọc.
Đọc trước Tiết 24: Luyện từ và câu (SGK – tr.87)
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!