Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng sách
Lời nói đầu
PHẦN MỘT. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
PHẦN HAI. THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Chia sẻ được cảm xúc của bản thân khi tặng hoa, cây cảnh cho người thân hoặc được người thân tặng hoa, cây cảnh.Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong căn phòng, ngôi nhà.
- Đề xuất được ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.
Năng lực riêng:
- Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh được không? + Người ta đã sản xuất ra nước hoa thế nào? GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh ngoài vai trò để trang trí, làm đẹp còn có thể chữa bênh, sản xuất nước hoa,.... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. - GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,... - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.
Hoa trang trí trong đám cưới
Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: + Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. + Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không gian đó. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động sáng tạo - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,... - GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp. * GV rút ra kết luận chung: - Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,... - Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu đượchoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2.
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc. - GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí.
Cây cọ lá tre
Cây lan chi Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động sáng tạo - GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em. + GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,... + GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm. - GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,... * GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát. Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu: · Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2). · Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4). + Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người?
+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sễ lấy oxygen ở đâu để thở? - GV mời đại đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật. Hoạt động mở rộng - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người. - GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung. Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa củaviệc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào?
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,.... - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trọng dịp lễ tết:
Hoạt động luyện tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa. - GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng Hoạt động mở rộng - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. + GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội). + GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống. + Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV kết luận: + Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh, làm nước hoa,... + Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. + Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở. + Đọc trước Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến (SHS tr.11). |
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quán sát hình ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm. - HS lắng nghe ý tưởng của các nhóm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, liên hệ thực tế.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm.
- HS đề xuất ý tưởng trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác