Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1:
TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2:
TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1:
Chủ đề 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Chủ đề 2: GÓC VÀ ĐƠN VỊ ĐO GÓC
Chủ đề 3: SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
Chủ đề 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Chủ đề 5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
Chủ đề 6. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Chủ đề 7. ÔN TẬP HỌC KÌ 1
TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2:
Chủ đề 8. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
Chủ đề 9. LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT
Chủ đề 10. PHÂN SỐ
Chủ đề 11. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
Chủ đề 12. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA PHÂN SỐ
Chủ đề 13. ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH. TIỀN VIỆT NAM
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”: + 1 yến bằng bao nhiêu ki-lô-gam? + 1 tạ bằng bao nhiêu yến? + 1 tấn bằng bao nhiêu tạ? + 1 tạ bằng bao nhiêu ki – lô – gam? + 1 tấn bằng bao nhiêu ki – lô – gam? - GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Mục tiêu: Nhớ lại các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đo với ki-lô-gam. b. Cách thức thực hiện: - GV mời 1 HS đứng dậy thực hiện yêu cầu: + Em hãy nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học. + Đơn vị nào lớn nhất, đơn vị nào nhỏ nhất. + Mối quan hệ giữa các đơn vị: 1 tấn = ? tạ = ? yến = ? kg - GV lưu ý lại cho HS kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn lại cách thực hiện việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản. - Luyện tập rèn luyện kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng. - Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo khối lượng. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Số? a) 8 yến = ... kg 50 kg = ... yến 3 yến 5 kg = ... kg b) 4 tạ = ... kg 600 kg = ... tạ 8 tạ 20 kg = ... kg c) 3 tấn = ... kg 6000 kg = ... tấn 4 tấn 400 kg = ... kg - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV gọi HS xung phong nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả, HS còn lại trình bày vào vở. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng? Khối lượng mỗi bao xi măng dưới đây được ghi trên bao bì (xem hình) Khối lượng con lợn và con bò lần lượt là 2 tạ và 5 tạ. a) 5 bao xi măng ..?.. con lợn. b) 7 bao xi măng ..?.. con bò. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 2 HS trình bày câu trả lời. - HS còn lại chú ý nghe, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Tính: a) 1 658 tấn + 312 tấn b) 9 850 yến – 1 940 yến c) 516 tạ 3 d) 8472 tấn : 6 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời đại diện 4 HS lên bảng trình bày đáp án. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Giải bài toán Một chiếc ô tô khi chưa chở hàng có khối lượng của xe là 5 tấn. Hiện nay, trên xe đang chở 4 tấn 2 tạ hàng. Theo em, ô tô có được phép đi qua chiếc cầu bên không? Tại sao? - GV thu chấm vở của 3 HS hoàn thành nhanh nhất. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải. - GV nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS tham gia trò chơi: + 1 yến = 10 kg + 1 tạ = 10 yến + 1 tấn = 10 tạ + 1 tạ = 100 kg + 1 tấn = 1000 kg
- HS trả lời: + Các đơn vị đo khối lượng đã học: tấn, tạ, yến, kg. + Trong các đơn vị đã học, đơn vị lớn nhất là tấn, đơn vị nhỏ nhất là kg. + 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg. - HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
Đáp án bài 1: a) 8 yến = 80 kg 50 kg = 5 yến 3 yến 5 kg = 35 kg b) 4 tạ = 400 kg 600 kg = 6 tạ 8 tạ 20 kg = 820 kg c) 3 tấn = 3000 kg 6000 kg = 6 tấn 4 tấn 400 kg = 4400 kg
- HS nhận xét, chữa bài.
Đáp án bài 2: a) 5 bao xi măng nặng hơn con lợn. (vì 5 bao xi măng nặng 50 kg 5 = 250 kg > 2 tạ) b) 7 bao xi măng nhẹ hơn con bò. (vì 7 bao xi măng nặng 50 kg 7 = 350 kg > 2 tạ)
- HS chữa bài. Đáp án bài 3: a) 1 658 tấn + 312 tấn = 1970 tấn b) 9 850 yến – 1 940 yến = 7 910 yến c) 516 tạ 3 = 1 548 tạ d) 8472 tấn : 6 = 1 412 tấn.
- HS quan sát, sửa bài.
Đáp án bài 4: Giải: Khối lượng của xe ô tô đã chở hàng là: 5 tấn + 4 tấn 2 tạ hàng = 9 tấn 2 tạ hàng < 10 tấn Vậy ô tô được phép đi qua chiếc cầu có trọng tải 10 tấn.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Con gà của bà Năm cân nặng:
Câu 2: Con bò mẹ cân nặng khoảng:
Câu 3: Một con voi châu Á khi trưởng thành có thể nặng tới:
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống: 5 bao gạo giống nhau cân được 235kg. Vậy 8 bao gạo như vậy nặng .......... kg? A. 47 B. 376 C. 1175 D. 9400
Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất: A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần II. Phần tự luận Bài 1: Số? a) b) 1 yến 8 kg = ........... kg 4 tạ 2 kg = .............. kg 1 tấn 25 kg = ........... kg 7 tấn 450 kg = .......... kg Bài 2: Khối lượng hàng hoá mỗi xe vận chuyển được ghi ở thùng xe (xem hình) a) Sắp xếp các xe theo thứ tự hàng hoá vận chuyển từ nặng đến nhẹ. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. b) Trung bình, mỗi xe chở được bao nhiêu ki - lô - gam hàng? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Bài 3. a) 18 yến + 26 yến = …………….. b) 648 tạ – 75 tạ = ………………. c) 135 tạ 4 = ………………….. d) 512 tấn : 8 = ……………………
Bài 4. Số? Một xe tải đang ở trên bàn cân (không có người trên xe). Đồng hồ cân cho biết khối lượng xe và hàng hoá là 2 tấn 945 kg. Biết khối lượng xe là 2021 kg và khối lượng hàng mà xe được phép chở nặng nhất là 824 kg. Khối lượng hàng hoá xe đã chở quá mức quy định là ..?.. kg Bài giải ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Bài 5: Người ta dùng hai xe ô tô để vận chuyển hết 13 tấn khoai. Mỗi chuyến xe thứ nhất chở đủ 3 tấn khoai. Mỗi chuyến xe thứ hai chở đủ 2 tấn khoai. Em hãy liệt kê những cách vận chuyển có thể và lựa chọn cách vận chuyển có tổng số chuyến xe phải sử dụng là ít nhất.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác