CHÀO MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy chia sẻ với các bạn một một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
Gợi ý:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
TIẾT… - VĂN BẢN 1
TRONG LỜI MẸ HÁT
NỘI DUNG BÀI HỌC
TRI THỨC NGỮ VĂN
- Thơ sáu chữ; vần; bố cục của bài thơ; mạch cảm xúc; cảm hứng chủ đạo và vai trò của tưởng tượng trong giao tiếp văn học
- Đọc văn bản
KHÁM PHÁ VĂN BẢN
- Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước
- Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con
- Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành
- Kết luận theo đặc trưng thể loại
- TRI THỨC NGỮ VĂN
- Thơ sáu chữ; vần; bố cục của bài thơ; mạch cảm xúc; cảm hứng chủ đạo và vai trò của tưởng tượng trong giao tiếp văn học
THẢO LUẬN NHÓM
- Trình bày đặc trưng thể loại của thơ sáu chữ và thơ bảy chữ?
- Thơ sáu chữ
- Là thể thơ mỗi dòng gồm sáu chữ.
- Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
- Thể thơ
- Không bị giới hạn về nội dung.
- Dùng để miêu tả nỗi nhớ chung, cảm xúc tâm tư.
- Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, con người.
- Vần
- Vần liền là trường hợp tiếng cuối của dòng thơ liên tiếp vần với nhau.
- Vần cách là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.
- Ví dụ:
- Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
- Con nghe dập dờn tiếng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi
(Trương Nam Khương, Trong lời mẹ hát)
- Bố cục bài thơ
- Là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.
- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ.
> Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
Mạch cảm xúc của bài thơ
Là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.
Cảm hứng chủ đạo
Là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.
- Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học
- Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ.
- Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật, từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.
- Đọc văn bản
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhóm 1: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Trương Nam Hương?
- Nhóm 2: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
- Nhóm 3: Nêu xuất xứ của tác phẩm trong lời mẹ hát?
- Nhóm 4: Cho biết bài thơ Trong lời mẹ hát thuộc thể thơ gì?
- Nhóm 5: Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung từng phần?
- Nhóm 6: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
- Tác giả: Trương Nam Hương (sinh năm 1963)
- Quê quán: Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi.
- Ông là nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng văn học cao quý của văn học nghệ thuật.
- Một số giải thưởng: Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1991, Giải thưởng thơ Văn nghệ Quân đội (1989 -1990)….
- Một số tác phẩm tiêu biểu: KHúc hát người xa xứ (Thơ, NXB Trẻ, 1990), Cỏ, tuổi hai mươi (Thơ, NXB Văn nghệ, 1992)….
- Tác phẩm: Trong lời mẹ hát
- Nhan đề: Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con
- Xuất xứ: Trích trong tập “Ban mai xanh”, NXB Đồng Nai 1994
- Thể thơ: sáu chữ
- Cách gieo vần trong bài thơ này là
Vần cách mấy khổ đầu:
ngào – dao, xanh – chanh, rồi – nôi, nao – cao, ra – xa.
Trầu – cau, con – hơn, sờn – thơm.
Khổ 1 – 2
Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước.
Khổ 3 – 7
Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con.
Khổ 8:
Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành.
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học