Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Trong những bài đọc chúng ta đã tìm hiểu bài nào có sử dụng biện pháp đảo ngữ? Em hãy chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp đảo ngữ của bài đó?

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

           (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

[Thực hành tiếng Việt]

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐẢO NGỮ, CÂU HỎI TU TỪ

NỘI DUNG BÀI HỌC

LÝ THUYẾT

LUYỆN TẬP

LÝ THUYẾT

Các em hãy quan sát vào phần Tri thức ngữ văn (sgk tr.7) và trả lời các câu hỏi:

  1. Em hãy nêu đặc điểm và tác dụng của Đảo ngữ? Nêu ví dụ làm rõ?
  2. Em hãy nêu đặc điểm và tác dụng của Câu hỏi tu từ? Nêu ví dụ làm rõ?
  1. Đảo ngữ

Đặc điểm

Là biện pháp tu từ thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ, trong câu.

Ví dụ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

( Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

  1. Đảo ngữ

Tác dụng

Nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm giàu âm hưởng.

Ví dụ:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

( Tràng giang, Huy Cận)

Thay đổi vị trí - “một cành củi khô”

Nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho diễn đạt thêm sự gợi cảm và giàu âm hưởng.

  1. Câu hỏi tu từ

Là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

Ví dụ:

“Mẹ mình đang đợi mình ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Nhấn mạnh tình cảm yêu thương và sự gắn bó của em bé dành cho mẹ.

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 12

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1 SGK trang 12

TRẢ LỜI

  1. a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  2. b) Đã tan tác những bóng thù hắc ám

   

    Đã sáng lại trời thu tháng Tám.

Có sự thay đổi vị trí thành phần câu

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm cho câu  thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Nhiệm vụ 2Bài tập 2 SGK trang 12

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 2 SGK trang 12

TRẢ LỜI

  1. Câu hỏi tu từ: “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
  2. Tác dụng: để nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.

Nhiệm vụ 3Bài tập 3 SGK trang 12

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 3 SGK trang 12

TRẢ LỜI

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Đó là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà để bộc lộ tình cảm tha thiết của người viết dành cho cốm làng Vòng.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu ngữ văn 8 CTST, giáo án điện tử ngữ văn 8 chân  Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu, giáo án powerpoint ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay