Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy chia sẻ về vùng đất hoặc con người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em.

Gợi ý:

Vịnh Hạ Long

Ruộng bậc thang Tây Bắc

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

TIẾT… -  VĂN BẢN 2

NHỚ ĐỒNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

  1. Tác giả
  2. Tác phẩm
  3. Đọc văn bản

KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
  2. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với những gương mặt thân quen
  3. Kết luận theo đặc trưng thể loại

 

  1. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

THẢO LUẬN NHÓM

  • Nhóm 1: Em hãy trình bày một số thông tin về tác Tố Hữu?
  • Nhóm 2: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
  • Nhóm 3: Xác định bố cục của bài thơ và nội dung từng phần?
  • Nhóm 4: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
  1. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002)
  • Tên thật là Nguyễn Kim Thành
  • Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
  • Phong cách nghệ thuật: Nội dung thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị, gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và những chiến công. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
  • Ông được trao tặng thưởng
    • Huân chương sao vàng năm 1994;
    • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996;
    • Giải thưởng văn học ASEAN 1999.
  1. 2. Tác phẩm: Nhớ đồng
  • Xuất xứ: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.
  • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Tháng 7/1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
    • Nhà thơ đề “Tặng Vịnh”, tức Nguyễn Vịnh, tên thật là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của ông và cùng bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

Nhà lao Thừa Phủ

  • Thể thơ: Thơ bảy chữ
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Bố cục: Hai phần
    • Phần 1: bảy khổ thơ đầu
      • Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
    • Phần còn lại
      • Cảm xúc bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.
    • Mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc     bâng khuâng nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh của thân và niềm khát khao tự do cháy bỏng.
  1. 3. Đọc văn bản

Nhớ đồng

                         Tố Hữu

  1. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
  2. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

THẢO LUẬN NHÓM

  • Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ âm thanh nào?
  • Em có nhận xét gì về không gian và thời gian trong hai khổ đầu?
  • Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai khổ đầu và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
  • Hình ảnh đồng quê được hiện lên qua những chi tiết nào?
  • Con người lao động được hiện lên qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về những con người lao động?

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò

Hiu quạnh, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Gợi lên cảm hứng của bài thơ.

> Nhà thơ thương nhớ đồng quê  Từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân.

Lặp lại bốn lần

> Khẳng định nỗi nhớ da diết mãnh liệt.

Sự lặp lại tạo thành giọng điệu da diết, sâu lắng

> Chất xúc tác, gợi mở bao hình ảnh thân thương của quê hương dội về từ ký ức.

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Điệp  từ “đâu”

Cấu trúc nghi vấn

> Nỗi day dứt tìm kiếm sự bình yên nơi quê hương trong sự ngậm ngùi.

> Sự lặp lại tạo thành giọng điệu da diết, sâu lắng, mãnh liệt.

  • Đồng quê hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả

Cồn thơm              Ruồng tre mát                 Ô mạ xanh mơn mởn

Nương khoai ngọt sắn bùi                  Xóm nhà tranh thấp

Con đường quen             Chiều sương phủ bãi sông                  Xe lùa nước

> Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

  • Con người lao động

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu ngữ văn 8 CTST, giáo án điện tử ngữ văn 8 chân  Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng, giáo án powerpoint ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Đọc 2: Nhớ đồng

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay