Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Những từ ngữ gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối… Ngoài ra các em còn hay giao tiếp với nhau những biệt ngữ nào?

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG (TRUYỆN)

[Thực hành tiếng Việt] Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

NỘI DUNG BÀI HỌC

LÝ THUYẾT

LUYỆN TẬP

01

LÝ THUYẾT

Trình bày chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh họa?

  1. Chức năng

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) chẳng hạn như biệt ngữ của các nhóm tội phạm, biệt ngữ của giới trẻ,…

  1. Giá trị
  • Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó.
  • Mục đích: để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình.
  • Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

Ví dụ

Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,

Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…

Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,

Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,

Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,

02

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 32

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1 SGK trang 32

Nhiệm vụ 2Bài tập 2 SGK trang 32

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 2 SGK trang 32

Nhiệm vụ 3Bài tập 3 SGK trang 32

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?

Khi viết bài văn phân tích, chúng ta không nên sử dụng các biệt ngữ xã hội biệt ngữ xã hội có phạm vi giao tiếp hạn chế, chủ yếu được dùng trong tầng lớp xã hội tạo ra nó và trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (sinh hoạt hằng ngày).

VẬN DỤNG

Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng 4 đến 5 câu) có sử dụng thành ngữ “Ba chân bốn cẳng”.

Tôi: Hà ơi, cô bảo hôm nay bạn làm bài điểm kém đấy!

Hà: ừ, kệ đi!

Tôi: Nhưng cô đang chờ bạn ở văn phòng đấy, có cả bố mẹ bạn nữa.

Hà: (nghe xong) Thật á?

Mi (nói chen vào): Mày ba chân bốn cẳng cũng không thoát được lần này rồi, Hà ạ!

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học về Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Hoàn thành bài tập phần Vận dụng

Soạn bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

XIN CẢM ƠN,

VÀ HẸN GẶP LẠI!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu ngữ văn 8 CTST, giáo án điện tử ngữ văn 8 chân  Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã, giáo án powerpoint ngữ văn 8 chân trời Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay