Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Ngoài chủ ngữ, vị ngữ là các thành phần chính của câu. Vậy em đã được học những thành phần phụ nào của câu, hãy nêu những thành phần phụ của câu mà em biết?

Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới

(Văn bản thông tin)

[Thực hành tiếng Việt]

Thành phần biệt lập trong câu

NỘI DUNG BÀI HỌC

LÝ THUYẾT

LUYỆN TẬP

LÝ THUYẾT

  1. Khái niệm

Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

  1. Phân loại
  2. a) Thành phần phụ chú
  • Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • Thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông.

  1. b) Thành phần gọi – đáp:
  • Được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ:

Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tình hẳn lên:

  • Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

  1. c) Thành phần cảm thán:
  • Được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

Ví dụ:

Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tình hẳn lên:

  • Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

  1. d) Thành phần tình thái:
  • Được dùng để diễn tả thái độ, cách đanh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ:

Tàu Nau-ti-lớt dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.

(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)

02

LUYỆN TẬP

Dựa vào SGK và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1, 2, 3 SGK trang 53, 54

Bài tập 1 SGK trang 53

  1. a) Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về.

Thành phần tình thái – biểu thị ý phỏng đoan một cách dè dặt, dựa trên những gì trực tiếp cảm thấy được.

Bài tập 1 SGK trang 53

  1. b) Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:

- Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

Thành phần gọi đáp

Dùng để gọi – đáp, tạo lập mối quan hệ giao tiếp

  1. c) Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

Thành phần cảm thán

Thể hiện cảm xúc của người nói, bộc lộ sự xúc động mạnh mẽ trước điều bất ngờ.

  1. a) Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.

Bổ sung thông tin cho “ông khách”.

Bổ sung thông tin cho toàn câu.

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu ngữ văn 8 CTST, giáo án điện tử ngữ văn 8 chân  Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt, giáo án powerpoint ngữ văn 8 chân trời Bài 8 TH tiếng Việt: Thành phần biệt

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay