Nội dung bài thơ: Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ) | Văn học lớp 11

Bài thơ " Bài ca ngất ngưởng" của tác giả Nguyễn Công Trứ là bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1. Dưới đây là phần nội dung và ý nghĩa của bài thơ.

I. Bài thơ.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự .

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lông.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tống đốc Đông ,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây , cờ đại tướng,

Có khi về Phủ đoãn Thừa Thiên

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đính một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

II. Nội dung và ý nghĩa

Nội dung

Bài thơ là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng,  khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng:

  • Nguyễn Công Trứ coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. Điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.
  • Lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng  sống tự do tự tại. Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì".

Ý nghĩa

  • Thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời.
  • Đồng thời, bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net