[toc:ul]
Câu 1: Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Câu 2: Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ.
Câu 3: So sánh hai câu tục ngữ sau:
Theo em, những điều răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau.
Câu 4: Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:
Câu 1: Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Câu 2:
1. Một mặt người bằng mười mặt của
a. Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cải.
b. Giá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người
c. Ứng dụng: an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”, phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người, Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
a. Nghĩa của câu: răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người.
b. Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người.
c. Ứng dụng: Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
a. Nghĩa của câu: khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm tho.
Giá trị kinh nghiệm: đề cao lối sông đạo đức, giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng.
c. Ứng dụng: giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, Phê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
a. Nghĩa của câu: khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống.
b. Giá trị kinh nghiệm: học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sống
c. Ứng dụng: người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép, Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
5. Không thầy đố mày làm nên.
a. Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.
b. Giá trị kinh nghiệm: nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn
c. Ứng dụng: Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáo
6. Học thầy không tày học bạn
a. Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạn
b. Giá trị kinh nghiệm: khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống
c. Ứng dụng: việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.
7. Thương người như thể thương thân
a. Nghĩa của câu: con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình
b. Giá trị kinh nghiệm: triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình
c. Ứng dụng: Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân. Kêu gọi tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
a. Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.
b. Giá trị kinh nghiệm: khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau
c. Ứng dụng: thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước, Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa.
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
a. Nghĩa của câu: hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao.
b. Giá trị kinh nghiệm: sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.
c. Ứng dụng: cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ
Câu 3: So sánh hai câu tục ngữ:
Hai câu tục ngữ trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức, không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức.
Câu tục ngữ khác: Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân - Cái nết đánh chết cái đẹp
Câu 4: Chứng minh và phân tích các câu tục ngữ
Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh: gồm các câu tục ngữ 1,6,7. Dùng các từ so sánh sau:
1. bằng .
6. tày
7. như
Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: gồm các câu tục ngữ 8,9
8. từ quả – cây: thành quả và công ơn, sự giúp đỡ của người khác
9. cây và non khiến ta liên tưởng đến một cá nhân đơn lẻ và việc lớn, việc khó
Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: gồm các câu tục ngữ 2, 3, 4, 8
2. Cái răng, cái tóc
3. Đói, rách
4. Ăn, nói, gói, mở...
5. Quả, kẻ trồng cây, cây, non...
Câu 1: Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Câu 2: Phân tích các câu tục ngữ:
Câu 3: So sánh hai câu tục ngữ:
Câu tục ngữ khác: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê - Ông ăn chả bà ăn nem.
Câu 4: Chứng minh và phân tích
Câu 1: Em hãy đọc kĩ văn bản và chú thích để hiểu một số câu tục ngữ và một số từ trong văn bản.
Câu 2: Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo nghĩa, giá trị kinh nghiệm và một số trường hợp.
a. Nghĩa của văn bản:
1. Một mặt người bằng mười mặt của: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cải
2. Cái răng, cái tóc là góc con người: răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, thể hiện hình thức, tính nết con người
3. Đói cho sạch, rách cho thơm: phải giữ gìn nhân cách tốt đẹp
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở: phải học mọi điều trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất
5. Không thầy đố mày làm nên: muốn làm gì cũng cần có người dẫn lối
6. Học thầy không tày học bạn: học bạn đôi khi có được những kết quả tốt hơn
7. Thương người như thể thương thân: biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: cần ghi nhớ công ơn người đã làm ra những thành quả
9. Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. => sự hợp lực của nhiều người làm nên việc lớn lao
b. Giá trị kinh nghiệm và ứng dụng:
1. Một mặt người bằng mười mặt của: Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người, phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người: Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút bản thân. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi...
3. Đói cho sạch, rách cho thơm: đề cao lối sông đạo đức, trong sạch, giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở: khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa
5. Không thầy đố mày làm nên: nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người
6. Học thầy không tày học bạn: nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình
7. Thương người như thể thương thân: Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.
9. Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. => Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Câu 3: Hai câu tục ngữ này bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vì nó nói đến việc học tập, đề cao vai trò của người bạn và người thầy trong việc giúp ta mở rộng tri thức.
Câu tục ngữ khác: Tốt danh hơn lành áo và Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Câu 4: Chứng minh và phân tích các câu tục ngữ:
Câu tục ngữ 1,6,7 diễn đạt bằng cách dùng từ so sánh sau: bằng, tày, như.
Câu tục ngữ 8,9 diễn đạt bằng các hình ảnh ẩn dụ sau:
Câu tục ngữ 2, 3, 4, 8 dùng các từ có nhiều nghĩa Cái răng, cái tóc; Đói, rách; Ăn, nói, gói, mở...;Quả, kẻ trồng cây, cây, non...