I. VỀ BỘ SÁCH KHOA HỌC 4 KẾT NỐI
- VŨ VĂN HÙNG (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), PHAN THANH HÀ (đồng Chủ biên), NGUYỄN THỊ THANH CHI - NGÔ DIỆU NGA, ĐÀO THỊ SEN - TRIỆU ANH TRUNG
II. GIÁO ÁN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Danh sách các bài:
Chủ đề 1, CHẤT
- Bài 1. Tính chất của nước và nước với cuộc sống
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Bài 3. Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước
- Bài 4. Không khí có ở đâu? Tinh chất và thành phần của không khí
- Bài 5, Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành
- Bài 6, Gió, bão và phòng chống bão
- Bài 7. Ôn tập chủ đề Chất
Chủ đề 2. NĂNG LƯỢNG
- Bài 8. Ánh sáng và sự truyền ánh sáng
- Bài 9. Vai trò của ánh sáng| ỨNG
- Bài 10. Âm thanh và sự truyền âm thanh
- Bài 11. Âm thanh trong cuộc sống
- Bài 12. Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
- Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém
- Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng
Chủ đề 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
- Bài 15, Thực vật cần gì để sống?
- Bài 16. Động vật cần gì để sống?
- Bài 17. Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Bài 18. Ôn tập chủ đề: Thực vật và động vật
Chủ đề 4. NẤM
- Bởi 19. Đặc điểm chung của nằm
- Bài 20. Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm
- Bài 21. Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc
- Bài 22. Ôn tập chủ đề Nắm
Chủ đề 5, CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
- Bài 23. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể
- Bài 24. Chế độ ăn uống cân bằng
- Bài 25. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
- Bài 26. Thực phẩm an toàn
- Bài 27. Phòng tránh đuối nước
- Bài 28. Ôn tập chủ đề: Con người và sức khoẻ
Chủ đề 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
- Bài 29. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Bài 30. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn
- Bài 31. Ôn tập chủ đề sinh vật và môi trường
- Thuật ngữ
III. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh sau
Vậy nước ở bảng đã đi đâu ?
Nước ban đầu có trên bảng ở thể lỏng, sau đó để chuyển sang thể khí (hơi) và bay vào không khí, vì vậy bảng đã khô.
BÀI 2:
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
NỘI DUNG BÀI HỌC
CÁC GIÁO ÁN KHOA HỌC LỚP 4 KNTT KHÁC:
- Sự chuyển thể của nước
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Phần 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
Thảo luận nhóm
Hoạt động 1.1: Quan sát và ghi chép hiện tượng đã xảy ra với nước trong khay ở hình 2
Hiện tượng xảy ra với nước ở trong khay:
Hình a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.
Hình b: Các viên đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
Hoạt động 1.2: Tiến hành thí nghiệm - SGK tr.10
Chuẩn bị: 1 cốc, 1 đĩa, nước nóng, găng tay vải
Tiến hành:
- Đeo gang tay
- Rót nước nóng vào cốc (hình 3a), quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra
- Úp đĩa vào cốc nước nóng khoáng một phút rồi đi nhấc đĩa lên (hình 3b). Quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra ở một trong của đĩa
Quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời
Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào?
Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.
Nước có thể tồn tại ở ba thể là:
Sự chuyển thể của nước xảy ra trong mỗi hình là:
Hình 3a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí (hơi).
Hình 3b: Nước từ thể khí chuyển sang thể lỏng.
Hoạt động 1.3: Quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm:
- Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?
- Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?
Hoạt động 1.3: Quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm:
KẾT LUẬN
Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
Sự chuyển thể của nước | Hiện tượng |
Thể rắn => thể lỏng | Nóng chảy |
Thể lỏng => thể rắn | Đông đặc |
Thể lỏng => thể khí | Bay hơi |
Thể khí => thể lỏng | Ngưng tụ |
Câu hỏi củng cố: Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.
Hình 5a: thể rắn sang thể lỏng
Hình 5b: thể lỏng sang thể rắn
Hình 5c: thể khí sang thể lỏng
Hình 5d: thể lỏng sang thể khí
PHẦN 2
VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
Thảo luận nhóm
Hoạt động 2.1: Hãy cho biết:
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
- Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?
- Vì sao "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?
Mây được hình thành
- Mây được hình thành do nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí.
- Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng.
- Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen.
- Nước mưa được tạo ra từ đám mây đen do các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống.
- Có hai sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên là:
- Thể lỏng thành thể khí (hơi).
- Thể khí thành thể lỏng.
- "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi; nước ở mặt đất, sông, hồ, biển,... sau một chu trình lại trở về và chúng ta lại có nước cho sinh hoạt, sản xuất...
- Hoạt động 2.2: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
- Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?
Câu hỏi củng cố: Hãy nói về "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" sau khi hoàn thành sơ đồ (hình 7)
- Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí.
- Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng.
Câu hỏi củng cố: Hãy nói về "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" sau khi hoàn thành sơ đồ (hình 7)
- Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen.
- Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển...
- TỔNG KẾT
- Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác thông qua các hiện tưởng: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy.
- Trong điều kiện tự nhiên, nước từ mặt đất, sông, hồ, biển,… bay hơi vào trong không khí rồi ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti. Những giọt nước lớn dần rồi rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển,… Hiện tượng đó được lặp đi lặp lại tạo thành “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
Em hãy xem video sau để hiểu hơn về vòng tuần hoàn của nước
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?
Rắn
Lỏng
Khí
Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là
Nóng chảy
Ngưng tụ
Đông đặc
Bay hơi
Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào?
Rắn
Lỏng
A hoặc B
Không chuyển thể
Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?
Sự hình thành của mây
Băng tan
Sương muối
Đường ướt do mưa trở nên khô ráo