Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
Chúng ta cùng nhau xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (Trần Hữu Phước), sau đó thực hiện nhiệm vụ sau: Hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát.
Gợi ý trả lời
Những nghề có trong bài hát
Công nhân xây dựng
Nông dân lái máy cày
Kĩ sư mỏ địa chất
Người lái tàu
CHỦ ĐỀ.
BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM
NỘI DUNG BÀI HỌC
PHẦN 1. TÌM HIỂU NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hãy quan sát 6 bức tranh ở mục 1_phần Khám phá (SGK_tr.6) dưới đây:
Sau khi quan sát các bức tranh, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
Gợi ý trả lời
Đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.
Nghệ sĩ đánh đàn
Gợi ý trả lời
Bảo vệ quê hương, đất nước.
Gợi ý trả lời
Làm ra lúa, gạo cho xã hội. Nông dân
Gợi ý trả lời
Khám, chữa bệnh cho mọi người bác sĩ
May quần áo cho tất cả mọi người. Công nhân may
Tạo ra muối cho con người => Người làm muối (diêm dân)
Giáo viên
Dạy cho học sinh kiến thức, kĩ năng.
Lao công
Làm cho đường phố trở nên sạch đẹp.
Nhà khoa học
Nghiên cứu, phát minh ra những công trình giúp cuộc sống con người được cải thiện.
Nhân viên bán hàng
Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hóa.
GIẢI ĐỐ
Nghề gì cần đến đục cưa
Làm ra giường, tủ,... sớm trưa ta cần?
GIẢI ĐỐ
Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác?
Nghề vận tải
PHẦN 2.
KHÁM PHÁ VÌ SAO PHẢI BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Các em đọc câu chuyện Cái gì quý nhất ở mục 2_phần Khám phá và trả lời các câu hỏi:
Gợi ý trả lời
Trên đời, quý nhất là người lao động bởi họ là người làm ra lúa gạo, vàng bạc và biết sử dụng thời gian.
Nếu không có người lao động, tất cả mọi thứ đều không có và thời gian cũng trôi qua một cách vô vị, nhàm chán.
Gợi ý trả lời
Trong cuộc sống, chúng ta cần có những sản phẩm (lương thực, thực phẩm) và những đồ dùng cần thiết do người lao động tạo ra để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần.
Chúng ta cần phải biết ơn người lao động.
PHẦN 3.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến
Làm việc nhóm
Nhóm 1 – Ý kiến 1:
Những người lao động kiếm được nhiều tiền mới có đóng góp cho xã hội.
Nhóm 2 – Ý kiến 2:
Tất cả sản phẩm trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
Làm việc nhóm
Nhóm 3 – Ý kiến 3:
Chỉ cần biết ơn những người lao động mà mình sử dụng sản phẩm của họ làm ra
Nhóm 4 – Ý kiến 4:
Cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn là nhờ công lao của tất cả người lao động.
Vì bất kể người lao động kiếm được nhiều tiền hay ít tiền thì đều có đóng góp cho xã hội.
Vì tất cả sản phẩm cả vật chất và tinh thần đều được tạo ra nhờ những người lao động, trải qua quá trình nghiên cứu, phát triển mới tạo ra.
Bài tập 2: Bày tỏ ý kiến
Vì bạn nhỏ chưa tôn trọng các cô chú công an giao thông.
Vì bạn học sinh đã có lời nói thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với chú bảo vệ ở trường học của mình.
Vì thể hiện sự biết ơn đối với nhân viên thu ngân ở cửa hàng.
Vì điều đó thể hiện sự không tôn trọng đối với nhân viên thu ngân.
Bài tập 3: Xử lí tình huống
THẢO LUẬN NHÓM: Đọc, thảo luận và xử lí các tình huống sau
Nhóm 1, 3: Xử lí tình huống 1
Một hôm, Nam và Quân chia sẻ với nhau về nghề nghiệp của bố mình. Quân rất tự hào vì bố của Quân là công nhân. Nam cũng rất hãnh diện vì bố mình là nhà báo. Quân thắc mắc: “Nhà báo có đóng góp gì cho xã hội vậy Nam?”.
THẢO LUẬN NHÓM: Đọc, thảo luận và xử lí các tình huống sau
Nhóm 2, 4: Xử lí tình huống 2
Hồng đọc được một bài viết về tấm gương người lao động trên báo Tuổi trẻ. Hồng cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý tấm gương này nên chia sẻ với Lan. Lan bảo: “Đây đâu phải là người thân của mình mà mình phải yêu quý, biết ơn. Họ có giúp được gì cho mình đâu”.
Gợi ý trả lời
Tình huống 1:
Nếu em là Nam, em sẽ trả lời Quân rằng:
Nhà báo cũng có rất nhiều đóng góp cho xã hội.
Nhà báo là người đưa tin tức nhanh nhất về đất nước, xã hội và các quốc gia khác trong mọi lĩnh vực tới mọi người.
Nhờ nhà báo, mọi người dân đều có thể nắm được tình hình trong và ngoài nước.
Tình huống 2:
Gợi ý trả lời
Nếu em là Hồng, em sẽ nói với Lan rằng:
Dù mình không quen biết họ, nhưng họ có đóng góp rất lớn cho xã hội
Họ cũng là tấm gương tốt để chúng ta noi theo => Cần biết yêu quý những người lao động trong xã hội.
PHẦN 4.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Chia thành 4 học sinh/nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,… về người lao động.
Tìm hiểu và chia sẻ với bạn bè về một người lao động xung quanh em.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Đọc lại bài học
Biết ơn người lao động
Thực hiện các bài tập phần Vận dụng.
Đọc trước Bài 2: Em biết ơn người lao động
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
TRỌN BỘ 5 MÔN CHỦ NHIỆM: TOÁN, TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, HDTN