Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài đọc: Thanh âm của núi
Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa
Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận (đã giao nhiệm vụ ở cuối bài trước): + Kể tên những nhạc cụ dân tộc mà em biết. + Chọn một loại nhạc cụ mà em yêu thích nhất (có chuẩn bị hình ảnh) và chia sẻ với bạn những thông tin em biết về loại nhạc cụ đó (xuất xứ, hình dáng, đặc điểm, cách chơi…). - GV cho cả lớp cùng xem video biểu diễn Múa khèn H’mông khi vào tiết học. https://www.youtube.com/watch?v=ETb2Eqj4SFU - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc: Thanh âm của núi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Thanh âm của núi với giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Thanh âm của núi. b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần luyện đọc - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Nhiệm vụ 2: Trả lời phần luyện từ và câu. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Nhiệm vụ 3: Luyện viết đoạn văn - GV yêu cầu HS đọc đề bài và luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập. - GV yêu cầu HS báo cáo phần luyện viết: + Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện được nghe hay được đọc: đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.
* CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
* DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Thanh âm của núi để khắc sâu ý nghĩa bài đọc. + Tìm thêm các văn bản khác cũng viết về nhạc cụ dân tộc và chia sẻ với bạn bè. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi.
- Cả lớp cùng theo dõi video.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dụng bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).
- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Câu 1: Những từ ngữ nhân hóa: dang tay, đón, gật đầu, gọi, đứng canh, đủng đỉnh. Câu 2: a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. b. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. c. Dùng từ vốn gọi người để gọi sự vật. d. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Câu 3: a. Ông mặt trời mọc lên từ phía đông, chiếu nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn. b. Mấy chú chim trò chuyện ríu rít trên cành cây.
- HS hoàn thành phần viết đoạn văn (15 phút).
- HS tóm tắt nội dung bài luyện tập. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:............. Họ và tên HS:...................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Thanh âm của núi Phần I: Luyện đọc Câu 1: Nhạc cụ khèn được nhắc đến trong bài đọc là của dân tộc nào? A. Dân tộc Dao B. Dân tộc Thái C. Dân tộc Chăm D. Dân tộc Mông Câu 2: Khèn của người Mông được cấu tạo như thế nào? A. Được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau B. Được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc có độ lớn, dài bằng nhau C. Được chế tác bằng gỗ cùng ba ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau D. Được chế tác bằng gỗ cùng ba ống trúc có độ lớn, dài bằng nhau Câu 3: Sáu ống trúc tượng trưng cho điều gì? A. Tình gia đình gắn bó B. Tình vợ chồng son sắt C. Tình anh em tụ hợp D. Tình đồng chí thiêng liêng Câu 4: Tiếng khèn có ý nghĩa như thế nào đối với người Mông? A. Là âm thanh gắn liền với người Mông trong mọi hoạt động sản xuất B. Là báu vật của người Mông xưa truyền lại cho thế hệ sau C. Là âm thanh náo nức khắp bản làng mỗi độ xuân về D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 5: Chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi là gì? A. Giá trị những nhạc cụ của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. B. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hóa quý báu, cần được lưu giữ và bảo tồn. C. Tây Bắc là mảnh đất có những nét văn hóa đặc sắc. D. Những nhạc cụ dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cùng thời gian. Phần II: Luyện từ và câu Câu 1: Đọc bài thơ sau và gạch chân dưới những từ ngữ có tác dụng nhân hóa. Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Cây dừa - Trần Đăng Khoa) Câu 2: Đọc các câu văn/ câu thơ sau và cho biết phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? a. Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng. ……………………………………………………………………..……………… ……………………………………………………………………..……………… b. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người. ………………………………………………………………………..…………… ………………………………………………………………………..…………… c. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. …………………………………………………………………………..………… ……………………………………………………………………..……………… d. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. ……………………………………………………………………..……………… ………………………………………………………………………..…………… Câu 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại những câu sau a. Mặt trời mọc lên từ phía đông, chiếu nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn. à …………………………………………………………………..…………….. b. Mấy con chim hót ríu rít trên cành cây. à ……………………………………………………………..………………….. Phần III: Luyện viết đoạn văn Viết một đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. Gạch chân dưới câu có sử dụng biện pháp nhân hóa và ghi rõ em đã sử dụng kiểu nhân hóa nào. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác