Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Làng

Soạn bài: Làng - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Làng cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Truyện ngắn Làng đã xâydựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Câu 2:  Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Câu 3:  Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng... cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

Luyện tập

Câu 1: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Câu 2: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

Câu 2: Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng.

Câu 5: Từ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay?

II. Soạn bài siêu ngắn: Làng

Câu 1: Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai: 

Khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. 

Câu 2: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

  Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"

  Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, suốt ngày ông Hai ở trong nhà

  Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến

  Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh

Tâm trạng của ông Hai thể hiện: 

  Tấm lòng yêu làng tha thiết

  Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc

Câu 3: Ông Hai đã có cuộc trò chuyện với đứa con bởi vì:

  Thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình

  Ông mặc cảm với mọi người

  Đó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên, ông cần một người lắng nghe ông lúc này.

Qua những lời trò chuyện ấy: 

  Trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến.

  Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân.

Câu 4: Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai:

  Miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.

  Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Luyện tập

Câu 1: Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Biện pháp nghệ thuật: 

  • Biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình => những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc.

Câu 2: Viết về tình cảm quê hương, đất nước nhà thơ Giang Nam có bài thơ Quê hương

Điểm khác biệt của truyện Làng so với Quê Hương: 

  Bài thơ Quê hương: được kể theo ngôi thứ nhất, giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng.

  Truyện Làng của Kim Lân: được kể theo ngôi thứ bà, thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Diễn biến tâm lý của ông Hai từ trước đến sau khi ông nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc”:

  Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"

  Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, suốt ngày ông Hai ở trong nhà

  Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến

  Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh

Câu 2:  Một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng:

  Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật.

  Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh tế.

  Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai, mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân:

  Hình ảnh làng gợi nhắc đến cuộc sống nông thôn và những người nông dân.

  Làng ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình.

  Là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ.

=> Không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

Câu 4: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 5: Tình yêu quê hương nước trong hoàn cảnh hiện nay:

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá xa vời hay sáo rỗng. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, lòng yêu nước cũng gắn với với những hành động cụ thể. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Trong tác phẩm Làng, lòng yêu nước của ông gắn với tình yêu làng – nơi ông đã sinh ra và lớn lên, ông yêu làng chợ Dầu và luôn nói về nó với sự tự hào, trân trọng. Và rồi, khi có tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc, trái tim ông như đau đớn, vỡ tan “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng.Rồi khi ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Như vậy, tình yêu làng đã lớn dần thành tình yêu kháng chiến, một niềm tin sắt đá theo Đảng và Bác Hồ. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị của ông Hai như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

III. Soạn bài ngắn nhất: Làng

Câu 1: Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai đó là nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, chẳng chịu đi đâu, đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, khi làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

Câu 3: Đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con ta thấy ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ông mặc cảm với mọi người và vì nó là một đứa nhỏ hồn nhiên, ông cần một người lắng nghe ông lúc này, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu xa, không có những lời nói mỉa mai.

=> Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.

Câu 4: : Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Luyện tập

Câu 1: Một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện 

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

=> Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật.

Câu 2: Viết về tình cảm quê hương, đất nước nhà thơ Giang Nam có bài thơ Quê Hương. Điểm khác biệt là trong bài thơ Quê hương của Giang Nam giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật. Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai đó là nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, chẳng chịu đi đâu, đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, khi làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

Câu 2: nghệ thuật truyện ngắn Làng: Tình huống truyện qua xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân: gợi nhắc đến cuộc sống nông thôn và những người nông dân. Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, làng ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ.

Câu 4: Đoạn văn tham khảo (cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong văn bản Làng)

Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin", suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ và quyết đoạn tuyệt với với làng để đi theo kháng chiến. Đó là diễn biến tâm trạng từ khi ông nghe tin làng theo giặc đến khi nghe tin dân làng quay trở về. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua những tâm trạng ấy, ta thấy được ông Hai là một người yêu làng, yêu quê hương, trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến.Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.

Câu 5: tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay

Trải qua hơn bốn ngàn năm thăng trầm của lịch sử, đất nước ta đã anh dũng chiến đấu chống lại sự xâm lăng của biết bao kẻ thù, từ ngàn năm vó ngựa phương Bắc giày xéo đến trăm năm đế quốc Pháp, Mĩ bốc lột, đô hộ nhân dân ta. Đó là nhờ vào nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Lòng yêu nước luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, dạt dào trong trái tim mỗi người con yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân đã để lại sự xúc động và những suy ngẫm về lòng yêu nước trong mỗi chúng ta.

Lòng yêu nước là tình yêu thương, gắn bó với quê hương đất, sự đóng góp công sức nhỏ bé của mỗi cá nhân cho sự phát triển giàu đẹp ở mảnh đất “chôn rau cắt rốn”. Đó là thứ tình cảm cao cả thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi, giản đơn. Tình cảm ấy như tự bản năng, thôi thúc mỗi người khi nghĩ về quê hương đất nước và được nuôi dưỡng từ những ngày thơ bé trong câu ca, tiếng hát của người dân nước mình. 

Đất nước ngày nay đã thanh bình, đang từng ngày dựng xây và phát triển. Lòng yêu nước gắn liền với ước mong cống hiến, làm nhiều việc có ích cho quê hương, đất nước mình.. Tùy theo sức của mình và từng hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người có những đóng góp khác nhau: là bác nông dân chăm chỉ, cần mẫn trên những cánh đồng mang lại mùa màng bội thu; là nhà khoa học say mê nghiên cứu tìm ra những hướng đi mới cho nền kinh tế đất nước, là các cầu thủ bóng đá U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang…. Với các bạn học sinh, chúng ta cần cố gắng, nỗ lực rèn luyện để phát triển bản thân, không ngừng học hỏi để tích lũy tri thức làm hành trang trong cuộc sống, đưa đất nước phát triển nhanh kịp cùng các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội như các hoạt động tình nguyện trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn đường phố sạch sẽ, kêu gọi mọi người tham gia giao thông an toàn… đó cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

IV. Soạn bài cực ngắn: Làng

Câu 1: Khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. => tình huống truyện đầy éo le bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai.

Câu 2: Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin", Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ và quyết đoạn tuyệt với với làng để đi theo kháng chiến.

Nhưng khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh => thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết,tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc

Câu 3: Ông Hai có cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ mà không phải với bất kì ai khác bởi ông không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác nên đã nói với đứa con để:

Tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình 

Mặc cảm với mọi người,  

=> Trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. 

Câu 4: Nghệ thuật trong bài thơ:

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật => qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại

Ngôn ngữ nhân vật => Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện một cách hết sức tự nhiên.

Luyện tập

Câu 1: Tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc bằng biện pháp độc thoại nội tâm. Đoạn văn dưới đây diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Câu 2: Bài thơ Quê Hương của tác giả Giang Nam cùng viết về tình cảm quê hương, đất nước. 

Điểm khác biệt giữa truyện Làng so với bài Quê Hương:

  Nội dung: Bài Quê Hương: tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng, với nỗi đau khi mất đi người thương. Bài Làng: diễn biến tâm trạng nhân vật.

  Ngôi kể: Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Diễn biến tâm trạng:

Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin", Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ và quyết đoạn tuyệt với với làng để đi theo kháng chiến.

Câu 2: Nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng qua Tình huống truyện, Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, Ngôn ngữ của truyện:

  Tình huống truyện => xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật.

  Miêu tả tâm lí nhân vật => miêu tả rất cụ thê, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ.

  Ngôn ngữ của truyện => đặc sắc mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

Câu 3: Đặt tên “Làng” vì tác giả muốn nói đến làng ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình là quê hương đất nước thu nhỏ, ý nghĩa hơn là tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

Câu 4: Đoạn văn tham khảo 

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Ông Hai thấy đau đớn, tủi hổ "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin", Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ và quyết đoạn tuyệt với với làng để đi theo kháng chiến.. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân luôn luôn tự hào về hai tiếng quê hương. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 5: Tình yêu quê hương đất nước trong hoàn cảnh hiện nay

Đất nước ngày nay đã thanh bình, đang từng ngày dựng xây và phát triển. Lòng yêu nước gắn liền với ước mong cống hiến, làm nhiều việc có ích cho quê hương, đất nước mình.. Tùy theo sức của mình và từng hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người có những đóng góp khác nhau: là bác nông dân chăm chỉ, cần mẫn trên những cánh đồng mang lại mùa màng bội thu; là nhà khoa học say mê nghiên cứu tìm ra những hướng đi mới cho nền kinh tế đất nước, là các cầu thủ bóng đá U23 Việt Namđi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang…. Với các bạn học sinh, chúng ta cần cố gắng, nỗ lực rèn luyện để phát triển bản thân, không ngừng học hỏi để tích lũy tri thức làm hành trang trong cuộc sống, đưa đất nước phát triển nhanh kịp cùng các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội như các hoạt động tình nguyện trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn đường phố sạch sẽ, kêu gọi mọi người tham gia giao thông an toàn… đó cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

Hiện nay, thế giới ngày càng phát triển và các quốc gia tiến gần lại nhau hơn. Những cám dỗ từ trò chơi trực tuyến hay thần tượng âm nhạc xứ Hàn, khiến cho tình yêu quê hương đất nước của nhiều bạn trẻ đang đân bị phai mờ. Họ bỏ bê học hành, lao vào những thú vui vô bổ, quên đi trách nhiệm với quê hương, đất nước mình. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm, thờ ơ với sự phát triển của đất nước, bản sắc văn hóa dân tộc dần mai một. Phải chăng chính những người trẻ chúng ta đang dẫn đất nước đi vào một con đường suy thoái?

Trang sử dân tộc đã được dựng xây từ biết bao máu xương của cha anh, những giọt mồ hôi công sức của những người lao động đã rơi xuống. Họ là những con người vô danh nhưng cùng có chung một lòng yêu nước và tự hào dân tộc, âm thầm hi sinh và cống hiến sức mình cho quê hương, tổ quốc. Vì vậy, thế hệ thanh niên hôm nay cần giữ gìn và phát huy lòng yêu nước qua những hành động và việc làm cụ thể để nối tiếp truyền thống quý báu của dân tộc.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 bài Làng

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net