Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO CẢ LỚP!

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Bài 10: Cười mình, cười người

(thơ trào phúng)

[Văn bản 2]

Đề đền Sầm Nghi Đống

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả

Em hãy nêu một số nét về tác giả Hồ Xuân Hương?

  • Hồ Xuân Hương sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
  • Quê quán: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  • Nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm, tổng cộng khoảng hơn 50 bà, nội dung:
    • Bênh vực, đề cao phụ nữ (ví dụ: Tự Tình II, Bánh trôi nước, Mời trầu,…)
    • Đả kích thói đạo đức giả, hợm hĩnh, khoe khoang,…(Ví dụ: Mắng học trò dốt I, Thiếu nữ ngủ ngày, Đèo Ba Dội,…)
  1. Tác phẩm
  • Xác định bố cục của văn bản? Xác định nội dung từng phần?
  • Xác định nội dung chính của văn bản?
  • Xác định giọng đọc và đọc văn bản?

Bố cục

Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả đối với ngôi đền quan Thái Thú.

Phần 2 (2 câu cuối): Nhà thơ khẳng định vai trò của người phụ nữ.

Giọng đọc: đanh thép, thách thức.

Nội dung chính

Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT

THẢO LUẬN NHÓM

Chia lớp thành 2 nhóm, dựa vào kiến thức đã chuẩn bị ở nhà để thực hiện nhiệm vụ sau:

  • Nhóm 1: Tìm hiểu về hai câu đầu: Thái độ của nhà thơ đối với đền thờ Sầm Nghi Đống?
  • Nhóm 2: Tìm hiểu về hai câu cuối: Nhà thơ khẳng định vai trò của phụ nữ?
  1. Hai câu thơ đầu
  • Sầm Nghi Đống – tên tướng giặc nhà Thanh – đã thất trận ở nước ta vào mùa xuân năm 1789.
  • Thể theo truyền thống nhân đạo, cũng là vì mối bang giao của hai dân tộc, vua Quang Trung cho phép lập đền thờ.

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

  • Nhà thơ không nhìn thẳng, cũng không thèm quay sang để nhìn rõ mà chỉ là nhìn nghiêng, nhìn chéo, có thể chỉ là liếc qua.
  • Ngôi đền đối với bà không là gì cả, chỉ là nhân thể đi qua thì ghé mắt nhìn xem nó ra sao.
  • Cách nhìn ấy cho ta thấy ngay thái độ ngạo mạn của nhà thơ độc nhất vô nhị này.

Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo

Điều kinh ngạc của nhà thơ: đối với con người này, tại sao lại lập đền thờ? Tại sao lại biến ông ta thành “thần thánh”?

Không vững chãi, đàng hoàng, không tạo ra được sự uy nghi

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 CTST Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu ngữ văn 8 CTST, giáo án điện tử ngữ văn 8 chân  Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi, giáo án powerpoint ngữ văn 8 chân trời Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay