[toc:ul]
a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.
b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.
c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
d. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.
Đáp án đúng là:
b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.
c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
Trong bài này, chàng trai và cô gái dùng những địa danh và đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi đáp vì đây là thể loại hát đố, một hình thức để trai gái thử tài nhau. Các địa danh trong bài đều là những địa danh có đặc điểm lịch sử văn hóa nổi bật.
Ở bài 2 ta bắt gặp cụm từ “rủ nhau”. Phân tích cụm từ này ta thấy, người ta chỉ “rủ nhau” khi những người đó có mối quan hệ thân thiết gần gũi và cùng có chung sở thích, mong muốn. Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
Trong bài ca dao, người ta không phân tích cảnh đẹp của từng địa chỉ mà chỉ mang tính liệt kê các địa điểm nổi tiếng. Điều này cho thấy, đất nước ta có muôn vàn cảnh đẹp.
Những địa điểm và địa danh được nhắc đến trong bài ca dao khiến cho người nghe mường tưởng đến một mảnh đất ở đó có nhiều cảnh đẹp từ nhiên tạo và nhân tạo. Đó là một bức tranh hài hòa, làm cho khung cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng bởi nhiều yếu tố văn hóa lịch sử.
Kết thúc bài ca dao là một câu hỏi: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Câu hỏi đã gợi nhắc đến công lao của cha ông ta đã mất bao nhiêu công sức để tạo nên bức tranh tuyệt đẹp này. Và thông qua giọng điệu tự nhiên, tâm tình câu ca dao còn muốn nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
Bài thứ ba là bài nói về cảnh trí của Huế. Không cần phải miêu tả cụ thể mà dùng biện pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp nơi đây đã đủ phác họa ra một bức tranh sơn thủy hữu tình, nên thơ làm ngẩn ngơ hồn người của xứ Huế mộng mơ.
Phân tích đại từ “ai”:
Ta có thể thấy đại từ “ai” trong câu cuối đang phiếm chỉ một người đã từng quen, hoặc dó cũng là người chưa quen hay những người có lòng với Huế mến cảnh và mến người….
Kết thúc bằng câu lục 6 chữ “ai vô xứ Huế thì vô…”. Đó là lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Đặc biệt của hai dòng thơ đầu bài 4 đó chính là hai câu thơ được kéo dài ra và cùng với phép đảo ngữ (mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông), điệp ngữ đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng) có tác dụng gợi tả sự rộng mênh mông, bát ngát của cánh đồng. Bên cạnh đó cũng thể hiện được sự đẹp đẽ, trù phú và tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.
Đọc bài thơ ta thấy, hình ảnh cô gái được so sánh như chẽn lúa đòn đòng. Điều này nhằm thể hiện sự trẻ trung tràn đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái. So với cánh đồng bao la, cô gái thật nhỏ bé nhưng chính bàn tay nhỏ bé ấy lại làm nên cánh đồng bao la bất tận đó.
Bài thơ này là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng bao la và ca ngợi cô gái có vẻ đẹp trẻ trung, hồn nhiên và đầy sức sống. Đây là cách tỏ tình của chàng trai với cô gái.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái đang nói về sự nhỏ bé của chính mình trước sự bao la mênh mông của cánh đồng lúa.
Các bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
Sở dĩ, những thể thơ này được lựa chọn vì đây là thể thơ dễ nhớ, dễ thuộc và có vần và nhạc điệu giúp cho nó tiếp cận hơn với tất cả mọi người. Với đặc trưng là sự cân đối trong thanh bằng trắc, sự đặng đối giữa các tiếng trong câu, và các tiếng giữa các cặp câu với nhau đã ra nhịp điệu cho thể thơ, khiến cho thơ lục bát rất giàu nhạc tính. Đồng thời, thể thơ này cũng phù hợp với việc thể hiện cảm xúc, bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình.
Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đó có thể là tên núi, tên sông, vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử…Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời, lời nhắn gửi là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.