Giải Toán 9 sách VNEN bài 11: Độ dài đường tròn - cung tròn

Giải chi tiết, cụ thể toán 9 VNEN bài 11: Độ dài đường tròn - cung tròn. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này

A. Hoạt động khởi động

sgk trang 121

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về cách tính độ dài đường tròn

a) Đọc và làm theo hướng dẫn

Vẽ trên bìa mỏng một vài đường có bán kính khác nhau, rồi cắt ra để có các hình tròn.

Đo chu vi mỗi hình tròn có được bằng sợi dây mảnh (càng chính xác càng tốt, lấy đơn vị độ dài là xen-ti-mét), rồi điền vào bảng sau.

Đường tròn (hình tròn)(1)(2)(3) ...
Độ dài bán kính R2 cm  
Độ dài đường tròn C12,56 cm  
Tỉ số $\frac{C}{2R}$3,14  

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 122)

c) Luyện tập, ghi vào vở

Lấy giá trị $\pi = 3,14$ hãy điền vào mỗi ô trống trong bảng sau (lấy đơn vị độ dài là xen-ti-met, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)

Bán kính R của đường tròn5   3
Đường kính d của đường tròn 6 5 
Độ dài C của đường tròn  31,4  

Trả lời:

a)

Đường tròn (hình tròn)(1)(2)(3)
Độ dài bán kính2 cm3 cm4 cm
Độ dài đường tròn C12,56 cm18,8525,13
Tỉ số $\frac{C}{2R}$3,1413,143,14

c)

Bán kính R của đường tròn 5352,53
Đường kính d của đường tròn1061056
Độ dài C của đường tròn31,418,8431,415,718,84

2. Thực hiện các hoạt động sau để hiểu về cách tìm độ dài cung tròn

a) Đọc và làm theo hướng dẫn (sgk trang 123)

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 123)

c) Luyện tập, ghi vào vở

Lấy giá trị $\pi = 3,14$ hãy điền vào mỗi ô trống trong bảng sau (lấy đơn vị độ dài là xen-ti-met, làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất, còn số đo cung làm tròn đến độ).

Bán kính R của đường tròn10 216,2 
Số đo $n^\circ$ của cung tròn$90^\circ$$50^\circ$ $41^\circ$$25^\circ$
Độ dài l của cung tròn 35,620,8 9,2

Trả lời:

c)

Bán kính R của đường tròn1040,8216,221,1
Số đo $n^\circ$ của đường tròn$90^\circ$$50^\circ$$57^\circ$$41^\circ$$25^\circ$
Độ dài l của cung tròn15,735,620,84,49,2

C. Hoạt động luyện tập

Câu 4: Trang 125 toán VNEN 9 tập 2

Xem hình 123. Một người đi theo nửa đường tròn tâm O đường kính AD (nét liền), còn một người đi theo các nửa đường tròn ($O_1$), ($O_2$), ($O_3$) có các đường kính tương ứng là AB, BC, CD (nét đứt) thì đoạn đường nào ngắn hơn? Vì sao?

Trả lời:

Độ dài nửa cung tròn (O) đường kính AD là: $S_1 = \frac{\pi AD}{2}$

Độ dài nửa cung tròn ($O_1$) là: $a = \frac{\pi AB}{2}$

Độ dài nửa cung tròn ($O_2$) là: $b = \frac{\pi BC}{2}$

Độ dài nửa cung tròn ($O_3$) là: $c = \frac{\pi CD}{2}$

Độ dài đoạn đường mà người đi theo đường nét đứt là: $S_2 = a + b + c = \frac{\pi }{2} (AB + BC + CD) = \frac{\pi AD}{2} = S_1$

Vậy, hai người đi một quãng đường bằng nhau.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN toán 9 tập 2


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com