Câu 1: Trang 52 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Không giải phương trình, dùng hệ thức Vi-et tính tổng và tích các nghiệm (nếu có) của mỗi phương trình sau:
a) $7x^2 - 2x - 5 = 0$
b) $x^2 - 3x + 6 = 0$
c) $3x^2 - 6x + 2 = 0$
d) $12x62 - 5x - 1 = 0$
Trả lời:
a) $7x^2 - 2x - 5 = 0$
Phương trình trên có $a\times c < 0$ nên phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt.
Gọi hai nghiệm của phương trình là $x_1$ và $x_2$.
Tổng 2 nghiệm là: $x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-2}{7} = \frac{2}{7}$
Tích hai nghiệm là: $x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{-5}{7}$
b) $x^2 - 3x + 6 = 0$
Phương trình trên có $\Delta = (-3)^2 - 4\times 1\times 6 = -15 < 0$ nên phương trình đã cho vô nghiệm.
c) $3x^2 - 6x + 2 = 0$
Phương trình trên có $\Delta' = (-3)^2 - 3\times 2 = 2 > 0$ nên phương trình đã cho hai nghiệm phân biệt.
Gọi hai nghiệm của phương trình là $x_1$ và $x_2$.
Tổng 2 nghiệm là: $x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-6}{3} = 2$
Tích hai nghiệm là: $x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{2}{3}$
d) $12x^2 - 5x - 1 = 0$
Phương trình trên có $a\times c < 0$ nên phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt.
Gọi hai nghiệm của phương trình là $x_1$ và $x_2$.
Tổng 2 nghiệm là: $x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-5}{12}$
Tích hai nghiệm là: $x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{-1}{12}$
Câu 2: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Tìm các giá trị của m để mỗi phương trình sau có nghiệm, rồi tính tổng và tích các nghiệm của phương trình đó theo m.
a) $x^2 - 4x + m = 0$
b) $x^2 - 2(m+3)x + m^2 + 3 = 0$
Trả lời:
a) $x^2 - 4x + m = 0$
$\Delta' = (-2)^2 - 1\times m = 4 - m$.
Để phương trình có nghiệm thì $\Delta' \geq 0 \Leftrightarrow 4 - m \geq 0 \Leftrightarrow m < 4$.
Với $m < 4$ thì phương trình đã cho có hai nghiệm, gọi hai nghiệm đó là $x_1$ và $x_2$.
Theo hệ thức Vi-et, ta có: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-4}{1} = 4\\ x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{m}{1} = m\end{matrix}\right.$
b) $x^2 - 2(m+3)x + m^2 + 3 = 0$
$\Delta' = [-(m + 3)]^2 - 1\times (m^2 + 3) = 6(m + 1)$.
Để phương trình có nghiệm thì $\Delta' \geq 0 \Leftrightarrow 6(m + 1) \geq 0 \Leftrightarrow m > -1$.
Với $m > -1$ thì phương trình đã cho có hai nghiệm, gọi hai nghiệm đó là $x_1$ và $x_2$.
Theo hệ thức Vi-et, ta có:
$\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-2(m+3)}{1} = 2(m+3)\\ x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{m^2 + 3}{1} = m^2 + 3\end{matrix}\right.$
Câu 3: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Tính nhẩm các nghiệm của mỗi phương trình sau:
a) $1,3x^2 -1,5x + 0,2 = 0$
b) $\sqrt{7}x^2 - (1-\sqrt{7})x - 1 = 0$
c) $2x^2 - \sqrt{3}x - (2 + \sqrt{3}) = 0$
d) $(m - 2)x^2 - (2m + 5)x + m + 7 = 0$ (m là tham số, $m \neq 2$).
Trả lời:
a) $1,3x^2 -1,5x + 0,2 = 0$
Ta có: $a+b+c = 1,3 + (-1,5) + 0,2 = 0$
$\Rightarrow $ Phương trình có hai nghiệm: $x_1 = 1$ và $x_2 = \frac{c}{a} = \frac{0,2}{1,3} = \frac{2}{13}$
b) $\sqrt{7}x^2 - (1-\sqrt{7})x - 1 = 0$
Ta có: $a - b + c = \sqrt{7} - [-(1-\sqrt{7})] + 1 = 0$
$\Rightarrow $ Phương trình có hai nghiệm: $x_1 = -1$ và $x_2 = -\frac{c}{a} = -\frac{1}{\sqrt{7}} = \frac{-\sqrt{7}}{7}$
c) $2x^2 - \sqrt{3}x - (2 + \sqrt{3}) = 0$
Ta có: $a - b + c = 2 - (-\sqrt{3}) + [- (2 + \sqrt{3})] = 0$
$\Rightarrow $ Phương trình có hai nghiệm: $x_1 = -1$ và $x_2 = -\frac{c}{a} = -\frac{- (2 + \sqrt{3})}{2} = \frac{2 + \sqrt{3}}{2}$
d) $(m - 2)x^2 - (2m + 5)x + m + 7 = 0$ (m là tham số, $m \neq 2$).
Ta có: $a+b+c = (m - 2) + [- (2m + 5)] + (m + 7) = 0$
$\Rightarrow $ Phương trình có hai nghiệm: $x_1 = 1$ và $x_2 = \frac{c}{a} = \frac{m + 7}{m - 2}$
Câu 4: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Tìm hai số u và v trong mỗi trường hợp sau:
a) $u + v = -8;\;u\times v = 7$
b) $u + v = \frac{1}{2};\;u\times v = -\frac{15}{2}$
c) $u - v = 5;\;u\times v = -4$
Trả lời:
a) $u + v = -8;\;u\times v = 7$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 + 8x + 7 = 0$ (1)
Phương trình thu được có: $a - b + c = 1 - 8 + 7 = 0$ do đó (1) có hai nghiệm là $x_1 = -1$ và $x_2 = -\frac{c}{a} = -\frac{7}{1} = -7$
Vậy, hai số cần tìm là: -1 và -7
b) $u + v = \frac{1}{2};\;u\times v = -\frac{15}{2}$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 - \frac{1}{2}x -\frac{15}{2} = 0$ (2)
$\Delta = (-\frac{1}{2})^2 - 4\times 1\times (-\frac{15}{2}) = \frac{121}{4} \Rightarrow \sqrt{\Delta } = \frac{11}{2}$
Vậy, hai số cần tìm là: $x_1 = \frac{-(\frac{-1}{2}) + \frac{11}{2}}{2} = 3$; $x_2 = \frac{-(\frac{-1}{2}) - \frac{11}{2}}{2} = \frac{-5}{2}$
c) $u - v = 5;\;u\times v = -4$
Đặt $v' = -v \Rightarrow u + v' = 5;\; u\times v' = 4$
$u$ và $v'$ là hai nghiệm của phương trình: $x^2 - 5x + 4 = 0$
Phương trình (3) có $a+b+c = 0 \Rightarrow $ Phương trình (3) có nghiệm $x_1 = 1$ và $x_2 = \frac{c}{a} = \frac{4}{1} = 4$
Vậy hai số cần tìm là $u = 1$ và $v = -4$ hoặc $u = 4$ và $v = -1$
Câu 5: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm là hia số được cho trong mỗi trường hợp sau:
a) $-3$ và $7$
b) $2$ và $\frac{1}{3}$
c) $1 - \sqrt{3}$ và $2 + \sqrt{3}$
d) $\sqrt{3} - \sqrt{2}$ và $\frac{1}{\sqrt{3} - \sqrt{2}}$
Trả lời:
a) $-3$ và $7$
Tổng hai số là: $(-3) + 7 = 4$
Tích hai số là: $(-3)\times 7 = -21$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 - 4x - 21 = 0$.
b) $2$ và $\frac{1}{3}$
Tổng hai số là: $2 + \frac{1}{3} = \frac{7}{3}$
Tích hai số là: $2\times \frac{1}{3} = \frac{2}{3}$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 - \frac{7}{3}x + \frac{2}{3} = 0$.
c) $1 - \sqrt{3}$ và $2 + \sqrt{3}$
Tổng hai số là: $(1 - \sqrt{3}) + (2 + \sqrt{3}) = 3$
Tích hai số là: $(1 - \sqrt{3})\times (2 + \sqrt{3}) =-1 - \sqrt{3}$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 - 3x - (1 + \sqrt{3}) = 0$.
d) $\sqrt{3} - \sqrt{2}$ và $\frac{1}{\sqrt{3} - \sqrt{2}}$
Tổng hai số là: $(\sqrt{3} - \sqrt{2}) + \frac{1}{\sqrt{3} - \sqrt{2}} = 2\sqrt{3}$
Tích hai số là: $(\sqrt{3} - \sqrt{2})\times (\frac{1}{\sqrt{3} - \sqrt{2}}) = 1$
Hai số đã cho là nghiệm của phương trình: $x^2 - 2\sqrt{3}x + 1 = 0$.
Câu 6: Sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Cho phương trình $x^2 - 5x + 3 = 0$. Gọi $x_1$; $x_2$ là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của các biểu thức:
a) $A = \frac{1}{x_1} + \frac{1}{x_2}$
b) $B = x_1^2 + x_2^2$
c) $C = x_1^3 + x_2^3$
Trả lời:
Phương trình có: $\Delta = (-5)^2 - 4\times 1\times 3 = 13 > 0$.
Vậy, phương trình có hai nghiệm phân biệt: $x_1$ và $x_2$.
Theo hệ thức Vi-et, ta có: $(I)\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-5}{1} = 5\\ x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{3}{1} = 3\end{matrix}\right.$
a) $A = \frac{1}{x_1} + \frac{1}{x_2} = \frac{x_1 + x_2}{x_1\times x_2} = \frac{5}{3}$
b) $B = x_1^2 + x_2^2 = (x_1 + x_2)^2 -2\times x_1\times x_2 = 5^2 - 2\times 3 = 19$
c) $C = x_1^3+ x_2^3 = (x_1 + x_2)^3 - 3\times x_1^2\times x_2 - 3\times x_1\times x_2^2$
$= \;(x_1 + x_2)^3 - 3\times x_1\times x_2(x_1 + x_2) = 5^3 - 3\times 3\times 5 = 80$
Câu 7: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Cho phương trình $2x^2 - x - 15 = 0$. Kí hiệu $x_1,\,x_2$ là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy lập phương trình có hai nghiệm là hai số được cho trong mỗi trường hợp sau:
a) $\frac{1}{x_1}$ và $\frac{1}{x_2}$
b) $1 + x_1$ và $1 + x_2$
Trả lời:
Phương trình $2x^2 - x - 15 = 0$ có $a\times c < 0$ nên có hai nghiệm phân biệt.
Tổng và tích của hai nghiệm đó là: $(I)\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{b}{a} = -\frac{-1}{2} = \frac{1}{2}\\ x_1\times x_2 = \frac{c}{a} = \frac{-15}{2}\end{matrix}\right.$
a) Tổng và tích của hai nghiệm của phương trình cần lập là:
$\left\{\begin{matrix}\frac{1}{x_1} + \frac{1}{x_2} = \frac{x_1 + x_2}{x_1\times x_2} = \frac{\frac{1}{2}}{\frac{-15}{2}} = -\frac{1}{15}\\ \frac{1}{x_1}\times \frac{1}{x_2} = \frac{1}{x_1\times x_2} = \frac{1}{\frac{-15}{2}} = \frac{-2}{15}\end{matrix}\right.$
Phương trình lập được là: $x^2 + \frac{1}{15}x - \frac{2}{15} = 0 \Leftrightarrow 15x^2 + x - 2 = 0$
b) Tổng và tích của hai nghiệm của phương trình cần lập là:
$\left\{\begin{matrix}(1 + x_1) + (1 + x_2) = (x_1 + x_2) + 2 = \frac{1}{2} + 2 = \frac{5}{2}\\ (1 + x_1)(1+x_2) = x_1\times x_2 + (x_1+x_2) + 1 =\frac{-15}{2} + \frac{1}{2} + 1 = -6\end{matrix}\right.$
Phương trình lập được là: $x^2 - \frac{5}{2} x -6 = 0$
Câu 1: Trang 53 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Cho phương trình: $2x^2 -6x+m+7 = 0$
a) Giải phương trình với m = -3;
b) Với giá trị nào của m thì phương trình có một trong các nghiệm bằng -4
c) Tìm m để phương trình có hai nghiệm $x_1;\;x_2$ thỏa mãn điều kiện: $x_1 = -2x_2$
Trả lời:
a) Thay m = -3 vào phương trình, ta được: $2x^2 -6x+4 = 0 \Leftrightarrow x^2 - 3x + 2 = 0$
Phương trình thu được có: $a + b + c= 1 - 3 + 2 = 0$ nên có hai nghiệm là: $x_1 = 1$ và $x_2 = 2$
b) $\Delta' = (-3)^2 - 2\times (m+7) = -2m -5$
Để phương trình có nghiệm thì $\Delta \geq 0 \Leftrightarrow -2m-5 \geq 0 \Leftrightarrow m \leq \frac{5}{2}$.
Theo hệ thức Vi-et: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{-6}{2} = 3\\ x_1\times x_2 = \frac{m+7}{2}\end{matrix}\right.$
Không mất tính tổng quát, giả sử $x_1 = -4$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix}(-4) + x_2 = 3\\ (-4)\times x_2 = \frac{m+7}{2}\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_2 = 7\\ (-4)\times 7 = \frac{m+7}{2}\end{matrix}\right.$
$\Rightarrow \frac{m+7}{2} = -28 \Leftrightarrow m + 7 = -28\times 2 = -56 \Leftrightarrow m = -63$ (TM)
c) Theo hệ thức Vi-et: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = -\frac{-6}{2} = 3 \;\; (1)\\ x_1\times x_2 = \frac{m+7}{2} \;\;(2)\end{matrix}\right.$
Kết hợp điều kiện $x_1 = -2x_2$ với (1), ta có:
$\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = 3\\ x_1= -2x_2\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_1 = 6\\ x_2 = -3\end{matrix}\right.$
Thay $x_1;\;x_2$ vào (2), ta được: $6\times (-3) = -18 = \frac{m+7}{2} \Rightarrow m = -43$ (TM)
Câu 2: Trang 54 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Cho phương trình: $x^2 - (2a - 1)x - 4a - 3 = 0$
a) Chứng minh rằng phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của a.
b) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm $x_1;\;x_2$ không phụ thuộc vào a.
c) Tìm giá trị nhỏ nhất $A = x_1^2 + x_2^2$
Trả lời:
a) $\Delta = [-(2a- 1)]^2 -4\times 1\times (-4a - 3) = 4a^2 + 12a + 13$
$\;\;= (2a)^2 + 2\times 2a\times 3 + 9 + 4 = (2a+3)^2 + 4 \geq 0 \;\forall a$
Vậy phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của a.
b) Gọi $x_1;\;x_2$ là hai nghiệm của phương trình đã cho.
Theo hệ thức Vi-et: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = 2a - 1\\x_1\times x_2 = -4a - 3\end{matrix}\right.$
$\left\{\begin{matrix}2(x_1 + x_2) = 4a - 2\\x_1\times x_2 = -4a - 3\end{matrix}\right.$
$\Rightarrow 2(x_1 + x_2) + x_1\times x_2 = -5$
c) $A = x_1^2 + x_2^2 = (x_1 + x_2)^2 - 2\times x_1\times x_2$
$\; = (2a - 1)^2 - 2\times (-4a - 3) = 4a^2 + 4a + 7 = (2a + 1)^2 + 6$
Ta có: $(2a + 1)^2 \geq 0 \;\forall a \Rightarrow (2a + 1)^2 + 6 \geq 6 \;\;\forall a$
Dấu "=" xảy ra khi $(2a + 1)^2 = 0 \Leftrightarrow a = \frac{-1}{2}$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 6 khi $a = \frac{-1}{2}$
Câu 3: Trang 54 sách toán VNEN lớp 9 tập 2
Cho phương trình: $x^2 - 2(m - 2)x + m^2 + 2m - 3 = 0$. Tìm m để phương trình có các nghiệm $x_1;\;x_2$ thỏa mãn hệ thức: $\frac{1}{x_1} + \frac{1}{x_2} = \frac{x_1 + x_2}{5}$
Trả lời:
$\Delta' = (m - 2)^2 - 1\times (m^2 + 2m-3) = -6m + 7$
Để phương trình có nghiệm thì: $\Delta \geq 0 \Leftrightarrow -6m + 7 \geq 0 \Leftrightarrow m \leq \frac{7}{6}$
Với $ m \leq \frac{7}{6}$ thì phương trình có hai nghiệm. Gọi hai nghiệm đó là $x_1;\;x_2$
Theo hệ thức Vi-et: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = 2(m-2)\;\;(1)\\x_1\times x_2 = m^2+2m-3\;\;(2)\end{matrix}\right.$
Theo bài ra: $\frac{1}{x_1} + \frac{1}{x_2} = \frac{x_1 + x_2}{5} \Leftrightarrow \frac{x_1 + x_2}{x_1\times x_2} = \frac{x_1 + x_2}{5} \;\;(3)$
Thay (1) và (2) vào (3), ta có: $\frac{2(m-2)}{m^2+2m-3} = \frac{2(m-2)}{5} \Leftrightarrow 5\times 2(m - 2) = (m^2 + 2m - 3)\times 2(m - 2)$
$\Leftrightarrow 5(m - 2) = (m^2 + 2m - 3)(m - 2) $
$\Leftrightarrow (m - 2)(m^2 + 2m - 3 - 5) = 0 $
$\Leftrightarrow (m - 2)(m^2 + 2m - 8) = 0$
$\Rightarrow m = 2$ (không thỏa mãn điều kiện)
hoặc $m^2 + 2m - 8 = 0\;\;(4)$
Giải (4):
$\Delta' = 1^2 - 1\times (-8) = 9$
$\Rightarrow m_1 = \frac{-1 + 3}{1} = 2 $ (không thỏa mãn điều kiện)
Hoặc $m_2 = \frac{-1-3}{1} = -4$ (TM)
Vậy m = -4 là giá trị cần tìm