Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
Trong các bà 1, 2, 3, 4, 5, 6 hãy chọn phương án đúng
Câu 1: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Hàm số nào sau đây không phải là hàm số bậc nhất?
A. y = 5x + $\sqrt{5}$ ; B. y = $(\sqrt{3} - 1)^{2}$x + 1 ;
C. y = - $\frac{8}{x}$ ; D. y = $\sqrt{2}$x - $\sqrt{2}$.
Trả lời:
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y =ax + b (a $\neq $ 0)
Vậy hàm số C. y= - $\frac{8}{x}$ không phải là hàm số bậc nhất.
Câu 2: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Hàm số nào sau đây là hàm số nghịch biến?
A. y = - 5 + 2x; B. y = 5 - 2x ;
C. y = ($\sqrt{5}$ - 2)x - 9; D. y = $\sqrt{2}$x - $\sqrt{2}$.
Trả lời:
Hàm số y = ax + b là hàm số nghịch biến khi a < 0
Vậy hàm số B. y = 5 - 2x là hàm số nghịch biến.
Câu 3: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Hàm số f(x) = (1 - 3m)x - 7 đồng biến khi và chỉ khi
A. m > - $\frac{1}{3}$ B. m < - $\frac{1}{3}$ C. m > $\frac{1}{3}$ D. m < $\frac{1}{3}$
Trả lời:
Hàm số f(x) = (1 - 3m)x - 7 đồng biến khi và chỉ khi 1 - 3m > 0 $\Leftrightarrow $ m < $\frac{1}{3}$
Vậy đáp án là D.
Câu 4: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Đồ thị hàm số y = ax + 2 đi qua điểm $\left ( -\frac{1}{3}; - \frac{1}{4} \right )$ có hệ số góc bằng
A. $\frac{27}{4}$ ; B. $\frac{21}{4}$ ; C. - $\frac{21}{4}$ ; D. -24
Trả lời:
Đồ thị hàm số y = ax + 2 đi qua điểm $\left ( -\frac{1}{3}; - \frac{1}{4} \right )$ tức là:
- $\frac{1}{4}$ = a.(- $\frac{1}{3}$) + 2 $\Leftrightarrow $ a = $\frac{27}{4}$
Vậy đáp án là A.
Câu 5: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Đồ thị hàm số y = ax - $\frac{1}{2}$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $\frac{1}{3}$. Hệ số góc của đường thẳng đó bằng?
A. $\frac{1}{6}$ ; B. $\frac{2}{3}$ ; C. $\frac{5}{6}$ ; D. $\frac{3}{2}$
Trả lời:
Đồ thị hàm số y = ax - $\frac{1}{2}$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $\frac{1}{3}$, tức là đồ thị hàm số đi qua điểm ($\frac{1}{3}$; 0)
Khi đó, ta có: 0 = a.$\frac{1}{3}$ - $\frac{1}{2}$ $\Leftrightarrow $ a = $\frac{3}{2}$
Vậy đáp án là D.
Câu 6: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Nếu đường thẳng y = kx - 2 đi qua điểm (-1; 5) thì hệ số góc của nó bằng:
A. 10 ; B. - 7 ; C. - 3 ; D.1 9
Trả lời:
Đường thẳng y = kx - 2 đi qua điểm (-1; 5) thì ta có: 5 = k.(-1) - 2 $\Leftrightarrow $ k = - 7
Suy ra hệ số góc của đường thẳng là k = - 7
Vậy đáp án là B.
Câu 7: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Cho hàm số bậc nhất y = (m - 2)x + 4 (m $\neq $ 2). Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số:
a) Đi qua điểm (-1; 9) ;
b) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 ;
c) Tạo với tia Ox góc $135^{\circ}$
Trả lời:
Cho hàm số bậc nhất y = (m - 2)x + 4 (m $\neq $ 2). Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số:
a) Hàm số y = (m - 2)x + 4 (m $\neq $ 2) đi qua điểm (-1; 9) thì ta có: 9 = (m - 2).(-1) + 4 $\Leftrightarrow $ m = - 3
Vậy m = 3
b) Hàm số y = (m - 2)x + 4 (m $\neq $ 2) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 tức là hàm số đi qua điểm (3 ; 0)
Ta có: 0 = (m - 2).3 + 4 $\Leftrightarrow $ m = $\frac{2}{3}$
Vậy m = $\frac{2}{3}$.
c) Ta có hình sau:
Gọi giao điểm của đồ thị hàm số y = (m - 2)x + 4 (m $\neq $ 2) với trục hoành là A, với trục tung là B
Ta có tọa độ của A, B lần lượt là A($\frac{4}{2 - m}$ ; 0), B(0; 4)
Vì đồ thị hàm số tạo với Ox góc $135^{\circ}$ nên $\widehat{BAO}$ = $45^{\circ}$
Suy ra $\frac{4}{2 - m}$ = 4 $\Leftrightarrow $ m = 1
Vậy m = 1.
Câu 1: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Cho các đường thẳng
y = 3x - 1 (d1) ; y = - $\frac{2}{3}$x + 5 (d2) ; y = 3x - 4 (d3).
Không vẽ các đường thẳng trên, hãy cho biết các đường thẳng đó có vị trí như thế nào với nhau.
Trả lời:
Đường thẳng (d1) và (d2) có hệ số góc bằng nhau và - 1 $\neq $ 4 nên (d1) // (d2).
Đường thẳng (d1) và (d3) có hệ số góc khác nhau nên cắt nhau
Đường thẳng (d2) và (d3) có hệ số góc khác nhau nên cắt nhau.
Câu 2: Trang 55 sách VNEN 9 tập 1
Cho hai đường thẳng y = 2x + 4 (d1) ; y = - $\frac{1}{2}$x + 1 (d2)
(d1) cắt Ox tại A, cắt Oy tại B;
(d2) cắt Ox tại C, cắt Oy tại D;
(d1) cắt (d2) tại M.
a) Chứng minh MAC vuông tại M.
b) Tính diện tích tam giác MAC.
Trả lời:
a) Đường thẳng y = 2x + 4 (d1) và y = - $\frac{1}{2}$x + 1 (d2) có hệ số góc a1.a2 = 2.(- $\frac{1}{2}$) = -1 nên (d1) $\perp $ (d2) hay MA $\perp $ MC hay tam giác
MAC vuông tại M.
b) Ta có: AC = 2 + 2 = 4
DC = $\sqrt{OD^{2} + OC^{2}}$ = $\sqrt{1^{2} + 2^{2}}$ = $\sqrt{5}$
Ta có: Sin$\widehat{OCD}$ = $\frac{OD}{DC}$ = $\frac{1}{\sqrt{5}}$
Ta có: Sin$\widehat{MCA}$ = $\frac{MA}{AC}$ $\Leftrightarrow $ $\frac{1}{\sqrt{5}}$ = $\frac{MA}{4}$ $\Leftrightarrow $ MA = $\frac{4}{\sqrt{5}}$
Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: MC = $\sqrt{AC^{2} - MA^{2}}$ = $\frac{8}{\sqrt{5}}$.
Diện tích tam giác MAC là S$\Delta $MAC = $\frac{1}{2}$.MA.MC = $\frac{16}{5}$.
Câu 3: Trang 56 sách VNEN 9 tập 1
Xác định hàm số y = ax + b, biết rằng đồ thị của nó cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 và tạo với tia Ox góc $45^{\circ}$.
Trả lời:
Giả sử hàm số y = ax + b cắt Ox, Oy lần lượt tại hai điểm A, B
Theo bài ra hàm số y = ax + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 nên A có tọa độ là A(3; 0)
Vì hàm số tạo với Ox góc $45^{\circ}$ nên OB = OA, theo hình vẽ ta được B có tọa độ B(0; - 3)
Hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(3; 0) và B(0; - 3) nên ta có hàm số y = x - 3
Vậy hàm số cần tìm là y = x - 3.
Câu 4: Trang 56 sách VNEN 9 tập 1
Cho hàm số y = mx - 2 (m $\neq $ 0).
a) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến? Nghịch biến?
b) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(1; 2). Vẽ đồ thị ứng với giá trị m tìm được.
c) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, đồ thị hàm số đã cho đi qua một điểm cố định.
d) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số cắt hai trục tọa độ thành tam giác diện tích bằng 1.
Trả lời:
a) Hàm số y = mx - 2 đồng biến khi m > 0, nghịch biến khi m < 0.
b) Đồ thị hàm số y = mx - 2 đi qua điểm A(1; 2) thì 2 = m.1 - 2 $\Leftrightarrow $ m = 4
Vậy hàm số là y = 4x - 2
Ta có đồ thị như sau:
c) Gọi điểm cố định mà hàm số đi qua là M(x0; y0)
Ta có phương trình hoành độ giao điểm là y0 = mx0 - 2 $\Leftrightarrow $ mx0 - (2 + y0) = 0
Vì phương trình có nghiệm với mọi giá trị của m nên
x0 = 0 và 2 + y0 = 0 $\Leftrightarrow $ x0 = 0 và y0 = - 2
Vạy hàm số luôn đi qua điểm cố định M(0; -2).
d) Giả sử hàm số cắt trục hoành, trục tung lần lượt tại A, B
Ta có tọa độ của A, B là A($\frac{2}{m}$; 0); (0; -2)
Theo bài ra đồ thị hàm số cắt hai trục tọa độ thành tam giác diện tích bằng 1 hay:
$\frac{1}{2}$.$\left | \frac{2}{m} \right |$.$\left |- 2 \right |$ = 1
$\Leftrightarrow $ $\left | \frac{2}{m} \right |$ = 1
$\Leftrightarrow $ m = 2 hoặc m = - 2
Vậy m = 2 hoặc m = -2.
Câu 5: Trang 56 sách VNEN 9 tập 1
Một bể nước có 200 lít nước. Người ta cho một vòi chảy vào bể, mỗi phút vòi chảy được 25 lít.
a) Sau x phút, lượng nước trong bể là y lít, lập hàm số biểu thị quan hệ giữa y và x.
b) Vẽ đồ thị của hàm số biết rằng dung tích của bể là 1200 lít.
Trả lời:
a) Ban đầu bể nước có 200 lít nước, mỗi phút vòi chảy được 25 lít, sau x phút lượng nước trong bể là:
y = 25x + 200 (lít) (x > 0, y > 200)
b) Ta có biểu thức thể hiện dung tích của bể theo phút là:
y = 25x + 200 (lít) (x > 0, y > 200)
Dung tích của bể là 1200 lít tức là y = 1200 suy ra x = 40
Vậy đồ thị hàm số đi qua hai điểm (40; 1200); (0; 200)