Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG
BÀI 1: KĨ THUẬT DI CHUYỂN ĐÁ BÓNG LĂN SỆT BẰNG LÒNG BÀN CHÂN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.
- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.
- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn, chơi trò chơi hỗ trợ khởi động.
- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về bóng đá để trả lời câu hỏi GV nêu ra.
- HS thực hiện bài tập khởi động, trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi mở đầu
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân có thể thực hiện trong những tình huống bóng như thế nào?
+ Vì sao khi phối hợp với đồng đội ở cự li gần và trung bình, cầu thủ thường sử dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS liên hệ với những hiểu biết của bản thân về bóng đá để trả lời câu hỏi.
Gợi ý đáp án:
+ Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân có thể thực hiện trong những tình huống: Bóng nằm tại chỗ, bóng đang lăn sệt, bóng ở trên cao.
+ Khi phối hợp với đồng đội ở cự li gần và trung bình, cầu thủ thường sử dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân vì đối với kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân tuy đường bóng đi không xa nhưng lại có độ chính xác cao và dễ thực hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp, nhận xét ý kiến của HS, đưa ra đáp án đúng.
Nhiệm vụ 2: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung: chạy chậm trên địa hình tự nhiên; xoay, gập, duỗi các khớp; ép dọc, ép ngang.
+ Khởi động chuyên môn:
+ Trò chơi hỗ trợ khởi động: Nhảy bao bố luồn cọc tiếp sức
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi, tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện đủ các bài tập khởi động, chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, nhắc nhở HS thực hiện đủ các bài tập khởi động.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 3 – Bài 1 – Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân
Hoạt động: Tìm hiểu kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt cùng chiều và ngược chiều bằng lòng bàn chân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu mục đích, tác dụng của kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân: Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân thường được sử dụng để chuyển bóng và đá bóng vào cầu môn trong các tình huống bóng lăn cùng chiều và ngược chiều. - GV sử dụng tranh ảnh, động tác mẫu giới thiệu kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt cùng chiều và ngược chiều bằng lòng bàn chân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ. - HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật đá bóng lăn sệt cùng chiều và ngược chiều bằng lòng bàn chân. - GV chỉ dẫn HS các sai sót thường gặp trong luyện tập: + Di chuyển quá chậm hoặc quá nhanh so với tốc độ lăn của bóng nên chân trụ dễ đặt sai vị trí + Thời điểm đặt chân trụ sai nên động tác vung chân lăng vị trí tiếp xúc bóng không chính xác. + Khi di chuyển, tư thế thân người không vững, thân trên gập về trước hoặc ngả ra sau nhiều nên khi lòng bàn chân tiếp xúc bóng sẽ dẫn đến bóng đá đi không có lực, thiếu chính xác. + Bị căng cứng khi thực hiện động tác nên việc phối hợp động tác không có tính nhịp điệu Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần). - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt cùng chiều bằng lòng bàn chân - TTCB: Đứng chân trước chấn sau (hoặc hai chân rộng bằng vai), thân người cùng chiều với hướng bóng lăn; quan sát và nhận biết tốc độ lăn của bóng - Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển theo bóng bằng bước đi hoặc bước chạy với tốc độ lớn hơn tốc độ lăn của bóng, chân trái đặt phía trước bóng, lệch về bên trái của bóng 10 – 15 cm. Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng đi) - Kết thúc: Xoay bàn chân về tư thế ban đầu, bước tiếp ra trước 1 – 2 bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng 2. Kĩ thuật di chuyển đá bóng lăn sệt ngược chiều bằng lòng bàn chân - TTCB: Đứng chân trước chân sau (hoặc hai chân rộng bằng vai), thân người đối diện với hướng bóng lăn đến; quan sát và nhận biết tốc độ lăn của bóng - Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển ngược chiều với hướng lắn đến của bóng bằng bước đi hoặc bước chạy, chân trái đặt vào vị trí làm trụ và vung chân phải khi còn cách bóng khoảng một bước chân. Khi bóng lăn đến ngang bàn chân trái là thời điểm dùng lòng bàn chân phải để đá vào phần giữa, phía sau bóng (so với hướng đá bóng đi). - Kết thúc: Xoay bàn chân phải về tư thế ban đầu, bước tiếp ra trước 1 – 2 bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể và giữ thăng bằng. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: