Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo tâm thế hứng khởi, bước đầu hình dung về bài học.
- GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập, đặt câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV
- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về thi đấu cầu lông để trả lời câu hỏi GV nêu ra.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập.
- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh một số điều luật cơ bản của môn Cầu lông
- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý và khai thác vốn hiểu biết của HS đối với nội dung tiết học:
+ Khi thi đấu cầu lông, quả giao cầu đầu tiên ở bên phải hay bên trái sân? (Bên phải)
+ Sân thi đấu đôi cầu lông lớn hơn sân thi đấu đơn cầu lông bao nhiêu? (Mỗi bên đường biên ngang của sân đôi rộng hơn sân đơn là 0,46 m)
+ Khi giao cầu, điểm nào thì đứng ô bên phải, điểm nào đứng ô bên trái? (Điểm chẵn giao cầu ô bên phải; điểm lẻ giao cầu ô bên trái)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, dựa vào hiểu biết của mình về cầu lông suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp, nhận xét ý kiến của HS, đưa ra phương án trả lời đúng
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Một số điều luật thi đấu cầu lông
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều luật thi đấu đơn
- HS trình bày được điều luật trong thi đấu đơn
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK trang 13, 14, thảo luận nhóm về điều luật trong thi đấu đơn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK trang 13 – 14, tìm hiểu về điều luật trong thi đấu đơn: + Ô giao cầu và ô nhận cầu + Trình tự trận đấu và vị trí trên sân Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK trang 13 – 14, thảo luận nhóm về điều luật trong thi đấu đơn - GV quan sát, đánh giá, chỉ dẫn hoạt động thảo luận nhóm của HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm nêu điều luật trong thi đấu đơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. | 1. Thi đấu đơn (Điều 10) a) Ô giao cầu và ô nhận cầu - Người giao cầu và người đỡ giao cầu đứng trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi bắt đầu trận đấu, hiệp đấu hoặc người giao cầu ghi được điểm chẵn trong hiệp đấu đó. - Người giao cầu và người đỡ giao cầu đứng trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong hiệp đấu đó. b) Trình tự trận đấu và vị trí trên sân Trong mỗi pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người đỡ giao cầu từ bất kì vị trí nào bên phần sân của mình cho đến khi cầu không còn trong cuộc. c) Ghi điểm và giao cầu - Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm và được giao cầu tiếp từ giao cầu còn lại - Nếu người đỡ giao cầu thắng pha cầu, người đỡ giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm và giành quyền giao cầu |
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều luật trong thi đấu đôi
- HS trình bày được điều luật trong thi đấu đôi
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK trang 14 – 15, thảo luận nhóm về điều luật trong thi đấu đôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK trang 14 – 15, tìm hiểu về điều luật trong thi đâu đôi: + Ô giao cầu và ô nhận cầu + Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân + Ghi điểm và giao cầu + Trình tự giao cầu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK trang 14 – 15, thảo luận nhóm về điều luật trong thi đấu đôi - GV quan sát, đánh giá, chỉ dẫn hoạt động thảo luận nhóm của HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm nêu điều luật trong thi đấu đôi Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. | 2. Thi đấu đôi (Điều 11) a) Ô giao cầu và ô nhận cầu - Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi ghi được điểm chẵn trong hiệp đấu đó - Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi ghi được điểm lẻ trong hiệp đấu đó - VĐV giao cầu mất điểm sẽ giữ nguyên vị trí đứng. Khi giành được điểm và quyền giao cầu thì đồng đội sẽ là người giao cầu - Các VĐV chỉ thay đổi vị trí đứng cho nhau khi giao cầu thẳng điểm - Các VĐV giữ nguyên vị trí đứng khi giao cầu và đỡ giao cầu mất điểm hoặc giành được điểm khi đỡ giao cầu - Bất kì lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có (điểm chẵn giao cầu ô bên phải; điểm lẻ giao cầu ô bên trái) b) Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân Sau khi quả giao cầu được VĐV đỡ giao cầu đánh trả, cầu được đánh luân phiên qua lại bởi một trong hai VĐV của hai bên giao cầu và đỡ giao cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc. c) Ghi điểm và giao cầu - Nếu người giao cầu thắng pha cầu sẽ ghi cho đội mình một điểm và tiếp tục thực hiện quả giao cầu tiếp theo từ ô giao cầu tương ứng với số điểm hiện tại - Nếu người đỡ giao cầu thắng pha cầu sẽ ghi cho đội mình một điểm và giành được quyền giao cầu d) Trình tự giao cầu - Không VĐV nào được giao cầu sai thứ tự, nhận giao cầu sai thứ tự, hoặc thực hiện hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một hiệp đấu khi giành lại quyền giao cầu. - Bất kì VĐV nào của bên thắng hiệp trước cũng có thể giao cầu đầu tiên ở hiệp tiếp theo, và bất kì VĐV nào của bên thua hiệp trước cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở hiệp tiếp theo |
--------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác