Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ KHU VỰC (THỦ LIÊN PHÒNG)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung:
+ Khởi động chuyên môn: Thực hiện kĩ thuật chạy đổi hướng và trượt ngang phòng thủ và kĩ thuật chạy 2 bước lên rổ không bóng. Thực hiện các động tác khởi động với bóng: Vỗ bóng bằng một tay, hai tay, tung bóng bằng một tay, hai tay lên cao rồi bắt lại, tung bóng bằng một, hai tay qua lại.
+ Trò chơi hỗ trợ khởi động: Ai sẽ vượt qua?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 4 - Bài 2: Chiến thuật phòng thủ khu vực (thủ liên phòng).
Hoạt động 1: Nguyên tắc phòng thủ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về các nguyên tắc và những hoạt động phòng thủ trong thi đấu bóng rổ. - GV yêu cầu HS đọc nội dung I.1 trang 57, 58 SGK để tìm hiểu nguyên tắc phòng thủ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý lắng nghe, đọc SGK. - GV giới thiệu, giải đáp cho HS. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Một số HS trình bày nội dung tìm hiểu được. - GV nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo | 1. Nguyên tắc phòng thủ - Mỗi đấu thủ chịu trách nhiệm phòng thủ trong khu vực mình được phân công và di chuyển lệch về hướng đấu thủ có bóng khi bóng của đội tấn công chuyền qua lại (H.9). - Không để cho đối phương có thời gian ngắm ném bóng vào rổ. - Bố trí các đấu thủ có thể hình tốt ở vị trí hậu vệ và trung phong nhằm tạo thuận lợi cho việc tranh chấp bóng bật bảng sau khi đối phương ném rổ hồng. - Không để cho đối phương đột phá vào khu vực dưới rổ. - Ngăn cản sự di chuyển vào khu vực giới hạn để tranh cướp bóng bật bảng sau quá ném bóng hỏng.
|
Hoạt động 2: Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tập hợp HS thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau hoặc hình chữ U, HS quan sát, GV giới thiệu các vị trí đứng, vừa thực hiện vừa phân tích hướng di chuyển của các vị trí trong đội hình phòng thủ khu vực. - GV giới thiệu về các nguyên tắc và những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng trong thi đấu bóng rổ. - GV chọn vị trí phù hợp, làm mẫu theo các bước sau: + Lần 1: Thực hiện toàn bộ bài tập để HS có thể quan sát, nắm được khái quát ban đầu các vị trí đứng của người tập, các đường chuyền bóng và vị trí ném rổ (nếu có) trong các bài tập. + Lần 2: Thực hiện lại các bài tập từ vị trí đứng ban đầu kết hợp mô tả, giải thích, phân tích. + Lần 3: GV cho nhóm HS làm mẫu thực hiện lại, cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Một số nhóm lên thực hiện mẫu để cả lớp quan sát nhận xét và sửa các lỗi sai - GV sửa các lỗi sai của HS khi thực hiện phòng thủ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công có bóng - Đấu thủ phòng thủ ở hướng đấu thủ đang có bóng thì nhanh chóng bước đến gần, đồng thời 1 tay đưa cao để hạn chế đối phương ném ra. Tuy nhiên, cũng giữ khoảng cách không quá gần để tránh đối phương thực hiện dẫn bóng đột phá qua người vào khu vực dưới rồi - Phòng thủ đối phương có bóng cần hạn chế đối phương chuyền bóng đến các khu vực có các đấu thủ tấn công giỏi hoặc ném rổ tốt. - Nhanh chóng áp sát khi phát hiện đấu thủ có bóng đã hết quyền dẫn bóng để buộc đối phương phải chuyền bằng hoặc ném rổ mà không có thời gian chuẩn bị hoặc làm đối phương phạm Luật 5 giây. - Hạn chế đầu thủ tấn công di chuyển vào khu vực dưới rổ sau khi ném rổ để tranh cướp bóng.
|
Hoạt động 3: Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công không bóng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về các nguyên tắc và những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công không bóng trong thi đấu bóng rổ. - GV chọn vị trí phù hợp, làm mẫu theo các bước sau: + Lần 1: Thực hiện toàn bộ bài tập để HS có thể quan sát, nắm được khái quát ban đầu các vị trí đứng của người tập, các đường chuyền bóng và vị trí ném rổ (nếu có) trong các bài tập. + Lần 2: Thực hiện lại các bài tập từ vị trí đứng ban đầu kết hợp mô tả, giải thích, phân tích. + Lần 3: GV cho nhóm HS làm mẫu thực hiện lại, cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai. - GV yêu cầu HS khi thực hiện phối hợp phòng thủ phải đảm bảo các nguyên tắc phòng thủ, luôn quan sát và di chuyển để tạo áp lực lên các đấu thủ tấn công. Khi một đấu thủ tấn công chiếm được vị trí thuận lợi để ném rổ hoặc đột phá thì phải nhanh chóng áp sát, không cho đối phương có cơ hội để ghi điểm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Một số nhóm lên thực hiện mẫu để cả lớp quan sát nhận xét và sửa các lỗi sai - GV sửa các lỗi sai của HS khi thực hiện phòng thủ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo | 3. Những hoạt động phòng thủ khi đối phương tấn công không bóng - Cần xác định vị trí đấu thủ có bóng đang ở đâu và đấu thủ tấn công không bóng gần khu vực mình chịu trách nhiệm để đảm bảo vị trí đứng của mình với đấu thủ có bóng và đấu thủ không bóng là 3 đỉnh của tam giác, giúp cho việc quan sát được cả 2 đấu thủ đội tấn công tốt nhất. - Xác định bóng ở khu vực nào và di chuyển lệch về hướng bóng nhưng đảm bảo trong khu vực mình được phân công. - Hạn chế các đường bóng chuyền ngang khu vực mình kiểm soát. - Hạn chế đấu thủ mình đang phòng thủ di chuyển vào khu vực dưới rổ dễ nhận bóng ném rổ. - Hạn chế đấu thủ mình đang phòng thủ di chuyển vào khu vực dưới rổ sau khi đối phương ném rổ để tranh cướp bóng. * Những ưu điểm và hạn chế của chiến thuật phòng thủ khu vực. - Ưu điểm: + Các đấu thủ ít phải di chuyển hơn. + Rất hiệu quả khi phòng thủ các đội không có đấu thủ ném rổ ở cự li trung bình và xa. + Hiệu quả khi đội tấn công có thể hình thấp và nhỏ. + Hiệu quả trong việc yểm hộ đồng đội và tranh chấp bóng bật bảng. – Hạn chế: + Chiến thuật phòng thủ này không hiệu quả khi đối phương có những đấu thủ ném rổ ở cự li trung bình và xa tốt. + Hạn chế trong việc tổ chức tấn công nhanh. + Không tạo được áp lực lớn trên các đầu thủ đang kiểm soát bóng ở ngoài vòng 3 điểm.
|
* Bài tập 1: Di chuyển phòng thủ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS đứng thành các hàng ngang, theo hiệu lệnh sẽ tiến – lùi – sang phải – sang trái. Khi di chuyển, yêu cầu hai tay giơ cao nhằm hạn chế đối phương dẫn bóng, chuyển bằng hoặc ném rổ.
- GV đánh dấu trên sân hoặc đặt cọc hình nón để HS xác định được các vị trí cần đứng hoặc di chuyển.
- Khi đã thực hiện đúng bài tập, có thể thay đổi các vị trí khác tuỳ ý và thực hiện trình tự như trên.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến nội dung tập luyện.
- HS luyện tập theo hiệu lệnh của GV.
- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời lần lượt các nhóm thực hiện trước lớp nội dung luyện tập.
- GV quan sát quá trình thực hiện động tác của HS để kịp thời điều chỉnh, động viên, HS thực hiện đúng bài tập di chuyển phòng thủ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả luyện tập của HS.
- GV khuyến khích HS giúp đỡ nhau sửa các lỗi sai cùng luyện tập và chuyển sang nhiệm vụ mới.
* Bài tập 2: Di chuyển phòng thủ theo khu vực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức chia số HS thành nhóm 5 người, lần lượt mỗi nhóm đứng ở khu vực quy định. Theo hiệu lệnh sẽ tiến – lùi – sang phải – sang trái. Khi di chuyển phòng thủ theo khu vực, người phòng thủ cần giơ cao hai tay nhằm hạn chế đấu thủ tấn công di chuyển, dẫn bóng, chuyển bóng hoặc ném rổ.
- GV đánh dấu trên sân hoặc đặt cọc hình nón để HS xác định được các vị trí cần đứng hoặc di chuyển. HS có thể sử dụng kĩ thuật di chuyển đã học để thực hiện.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến nội dung tập luyện.
- HS luyện tập theo nhóm thực hiện di chuyển phòng thủ theo khu vực.
- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm thực hiện trước lớp nội dung luyện tập.
- GV quan sát quá trình thực hiện động tác của HS để kịp thời điều chỉnh, động viên, HS thực hiện di chuyển phòng thủ theo khu vực.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả luyện tập của HS.
- GV khuyến khích HS giúp đỡ nhau sửa các lỗi sai cùng luyện tập và chuyển sang nhiệm vụ mới.
* Bài tập 3: Di chuyển phòng thủ theo khu vực có đấu thủ tấn công
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức chia số HS thành nhóm 5 người đứng phòng thủ như bài tập 2. Một nhóm khác sẽ là đội tần công và dứng theo vị trí như Hình 10. Nhóm tấn công sẽ chuyển bóng qua lại giữa các vị trí, nhóm phòng thủ sẽ di chuyển tiến – lùi – sang trái – sang phải theo vị trí bóng.
- Các đấu thủ phòng thủ ở vị trí đối phương đang kiểm soát bóng sẽ áp sát hơn, đồng thời giơ tay cao để hạn chế đối phương ném rổ hoặc chuyển bóng. Các đấu thủ còn lại sẽ di chuyển lệch về bên có bóng sao cho có thể vừa quan sát được đấu thủ cầm bóng, vừa quan sát được đấu thủ không bóng ở khu vực của mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung tập luyện.
- HS luyện tập di chuyển phòng thủ theo khu vực có đấu thủ tấn công.
- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số nhóm HS thực hiện để các HS còn lại quan sát, nhận xét và tự sửa lỗi sai.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác