Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
“Vậy quá trình nào đã dẫn đến hiện tượng trên? Giải thích?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi 1 sgk trang 5 và đưa ra kết luận về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 5: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật: + Cung cấp nguyên liệu cho sự hình thành chất sống, cấu tạo nên tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể sinh vật. Vd: Lipid, protein trong thức ăn cung cấp nguyên liệu cho xây dựng màng tế bào; tạo ra sản phẩm tham gia thực hiện chức năng của tế bào (như diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp). + Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật như vận động, cảm ứng, sinh trường, phát triển, sinh sản,.. Vd: Chất hữu cơ trong thức ăn chuyển hóa thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động như bơi lội, chạy bộ,… + Bài tiết các chất dự thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo hoạt động sống bình thường của cơ thể. Vd: Cơ thể bài tiết muối, urea, uric acid,.. ra ngoài môi trường. Kết luận: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển (cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và bài tiết các chất thải ra ngoài môi trường)
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu nội dung về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể sinh vật, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập thông qua việc hoàn thành phiếu học tập số 1. *Phiếu học tập số 1 đình kèm dưới hoạt động 2. + Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình thu nhận chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể + Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng. + Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình thải các chất ra môi trường. + Nhóm 4: Tìm hiểu quá trình điều hòa. Mỗi nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong 2 phút, sau đó các nhóm sẽ luân chuyển phiếu học tập đã ghi kết quả thảo luận cho nhau: Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhón bạn, cứ sau 2 phút lại tiếp tục luân chuyển sang nhóm khác cho đến khi các nhóm nhận về phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm thống nhất ý kiến của nhóm mình và nhóm bạn để hoàn thiện phiếu học tập của nhóm mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Đáp án phiếu học tập số 1 đính kèm dưới hoạt động 2. ð Kết luận: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: 1. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể. 2. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng. 3. Thải các chất ra môi trường 4. Điều hòa cơ thể thông qua hormon hoặc hệ thần kinh. |
* Phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Lớp: …… Nhóm: …. Họ và tên thành viên: ……………………………….. | |||
STT | Dấu hiệu đặc trưng | Dẫn chứng | |
Thực vật | Động vật | ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
Đáp án phiếu học tập số 1:
STT | Dấu hiệu đặc trưng | Dẫn chứng | |
Thực vật | Động vật | ||
1 | Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể | Lá hấp thụ khí CO2 từ không khí à sử dụng năng lượng ánh sáng để quang hợp cùng với nguồn nước và muối khoáng do rễ hấp thụ, được mạch gỗ chuyển lên lá tham gia tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, sau đó các chất hữu cơ được mạch rây vận chuyển đến các bộ phân khác nhau của cây. | Thức ăn và nước uống được đưa vào hệ tiêu hóa O2 được hấp thụ nhờ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng vận chuyển đến các tế bào nhờ hệ tuần hoàn. |
2 | Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng | Năng lượng từ ánh sáng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ được phân giải trong quá trình hô hấp để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống. | Các chất dinh dưỡng được tạo ra từ quá trình tiêu hóa được hấp thụ và tổng hợp thành các chất cần thiết, đồng thời tích lũy năng lượng. |
3 | Thải các chất ra môi trường | Thực vật ngập mặn thải lượng muối thừa qua các mô ở lá. | Động vật thải nước tiểu, phân ra khỏi cơ thể qua cơ quan tiêu hóa. |
4 | Điều hòa | Khi gặp điều kiện khô hạn, cơ thể thực vật tổng hợp abscisic acid ức chế trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (cây rụng lá). | Hệ thần kinh sinh dưỡng chi phối quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở người. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời câu hỏi 3 sgk trang 7.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận
| III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 7: 1. Giai đoạn tổng hợp: Nhờ các chất diệp lục, cây xanh thu nhận năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ. 2. Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp làm biến đổi các phần tử lớn thành các phân tử nhỏ, đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (VD: ATP…) 3. Giai đoạn huy động: Năng lượng giải phóng ra từ ATP sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.
|
-------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác