Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi: “Tế bào hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về phổi.
Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu lại tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- Đáp án: Người sống ở vùng núi cao có hàm lượng hồng cầu trong máu cao hơn người sống ở vùng đồng bằng vì càng ở trên cao, không khí càng loãng, lượng O2 trong không khí thấp làm giảm sự kết hợp của O2 và hemoglobin. Do đó, số lượng tế bào hồng cầu trong máu phải tăng để đảm bảo nhu cầu O2 cho các hoạt động sống của cơ thể. Đây được gọi là tăng sinh hồng cầu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của hô hấp ở động vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong sgk nêu khái niệm hô hấp là gì?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 56 và đưa ra kết luận về vai trò của hô hấp ở động vật
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Vai trò của hô hấp ở động vật - Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường cung cấp cho tế bảo, đồng thời giải phóng CO2. - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 56: Quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường luôn diễn ra nhằm đảm bảo các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường. - Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào, tham gia vào sự oxi hóa trong tế bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống. - Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong tế bào ra ngoài môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường bên trong cơ thể. → Đây cũng chính là vai trò của hô hấp. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 56: Quá trình hô hấp ở người và thú gồm các giai đoạn: thông khí, trao đổi khí ở các cơ quan trao đổi khí, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở tế bào, hô hấp tế bào. Các giai đoạn này diễn ra liên tục và có mối liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau, đảm bảo cung cấp O2 cho hô hấp tế bào, đồng thời giải phóng CO2. Kết luận: Cơ thể động vật thường xuyên có sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài để cung cấp O2 cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải sản phẩm của hô hấp tế bào là khí CO2 ra môi trường ngoài. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức trao đổi khí ở động vật.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu các hình thức trao đổi khí chủ yếu.
- GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về trao đổi khí qua bề mặt cơ thể và trả lời câu hỏi 3, câu hỏi luyện tập. + Nhóm 2: Tìm hiểu về trao đổi khí qua hệ thống ống khí và trả lời câu hỏi 4. + Nhóm 3 : Tìm hiểu về trao đổi khí qua mang và trả lời câu hỏi 5. + Nhóm 4: Tìm hiểu vè trao đổi khí qua phổi ở người và trả lời câu hỏi 6. + Nhóm 5: Tìm hiểu về trao đổi khí qua phổi ở chim và trả lời câu hỏi 7.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các hình thức trao đổi khí. Có bốn hình thức trao đổi khí chủ yếu là: + Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể + Trao đổi khí qua hệ thống ống khí + Trao đổi khí qua mang + Trao đổi khí qua phổi. 1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 57: Giun đất có hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: O2 từ môi trường khuếch tán qua bề mặt cơ thể vào trong các mạch máu dưới da, máu giàu O2 được vận chuyển đi nuôi cơ thể; máu giàu CO2 được vận chuyển từ các cơ quan đến các mạch máu dưới da và khuếch tán qua da để giải phóng vào môi trường. - Đáp án câu luyện tập sgk trang 57: Sau cơn mưa, đất bị ngập làm giảm lượng O2 trong đất, Giun đất trao đổi khí qua da nên nếu môi trường đấy thiếu O2 sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của giun. Do đó, giun đất chui lên khỏi mặt đất để hấp thụ O2 từ môi trường không khí. 2. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí - Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 57: Ở côn trùng, trao đổi khí được thực hiện nhờ hệ thống ống khí. Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng. Không khí chứa O2 từ môi trường vào cơ thể qua các lỗ khí, được vận chuyển trong hệ thống ống khí đến các tế bào cơ thể. CO2 từ các tế bào cơ thể được vận chuyển theo hệ thống ống khí đến các lỗ khí để thải ra ngoài môi trường. 3. Trao đổi khí quan mang - Mang là cơ quan trao đổi khí của các loài động vật sống trong nước. Đơn vị cấu tạo của mang là cung mang. Mỗi cung mang có hai sợi mang được tạo thành từ các phiến mỏng.
- Đáp án câu hỏi 5 sgk trang 58: Cá trao đổi khí qua mang, hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và nước chảy qua phiến mang. Khí O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, đồng thời khí CO2 từ máu khuếch tán vào nước qua mang nhờ hoạt động nâng, hạ cương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng. 1. Trao đổi khí qua phổi. - Đáp án câu hỏi 6 sgk trang 58. Ở người, trao đổi khí được thực hiện ở các phế năng bên trong phổi: O2 từ phế nang vào máu, CO2 từ máu vào phế nang theo cơ chế khuếch tán. Hoạt động co dãn của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực dẫn đến sự thông khí ở phổi. Khi hít vào, các cơ hô hấp co lại, thể tích lồng ngực tăng lên, phổi dãn rộng ra, áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ ngoài vào. - Đáp án câu hỏi 7 sgk trang 59 Ở chim, trao đổi khí được thực hiện nhờ hệ thống ống khí bên trong phổi. Khi hít vào không khí giàu O2 từ khí quản vào các túi khí sau và phổi; khi thở ra, không khí giàu O2 từ các túi khí sau lên phổi. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi. Kết luận: Ở động vật có bốn hình thức trao đổi khí: + Qua bề mặt cơ thể + Qua hệ thống ống khí + Qua mang + Qua phổi. |
--------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác