Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 20. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh,
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật,
  • Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng.
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh hoạ.
  • Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các ứng dụng của sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Phản tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mỗ phôn sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng.
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa
  • Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  • Dựa vào sơ để vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Đặt ra được các câu hỏi thắc mắc về sinh trưởng, phát triển của thực vật
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực: Tiến hành quan sát tập tính ở động vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
  • Chăm chỉ:
  • Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi và khó khăn khi học tập.
  • Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với HS
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Khi thảo luận về cách tính tuổi cây dựa vào vòng gỗ hằng năm, bạn A cho rằng mỗi vòng gỗ là 1 tuổi. Bạn B cho rằng mỗi vòng gỗ là 2 tuổi. Theo em, bạn nào nói đúng? Bằng cách nào có thể đếm được vòng gỗ của cây?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: bạn A nói đúng. Có thể đếm số vòng gỗ của cây bằng cách cắt ngang mặt thân cây

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu về sự sinh trưởng phát triển của thực vật, chúng ta cùng nghiên cứu Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Phản tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kỹ thuật các mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1, 2 SGK trang 132 và kết luận về đặc điểm và một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành năm nhóm và hoạt động thành hai vòng

Vòng 1: Giao việc cho nhóm chuyên gia

Nhóm 1: Chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thay đổi theo từng giai đoạn sống

Nhóm 2: Đọc mục 2.a và quan sát hình 20.2 phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nước và độ ẩm không khí đến sinh trưởng và phát triển thực vật.

Nhóm 3: Đọc mục 2.b và quan sát hình 20.3 phân tích sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Nhóm 4: Đọc mục 2.c và quan sát hình 20.3 phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh ở thực vật

Nhóm 5: Đọc mục 2d và quan sát hình 20.4 phân tích sự ảnh hưởng của đất và dinh dưỡng khoáng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Vòng 2: Thành lập nhóm mảnh ghép Thành lập nhóm các mảnh ghép:

+ Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại các cho cả nhóm kết quả tìm hiểu của nhóm chuyên gia

Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: trả lời CH thảo luận 1, 2 SGK

1. Hãy chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thay đổi theo từng giai đoạn sống

2. Quan sát Hình 20.2, 20.3 và 20.4, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

1. Đặc điểm

Đáp án CH thảo luận 1

Ở giai đoạn sinh trưởng cây chỉ có các bộ phận rễ, thân, lá.

Khi chuyển sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: cây có thêm các bộ phận hoa, quả, hạt

Trước khi ra hoa, các bộ phận rễ, thân, lá lớn nhanh và đạt được kích thước nhất định; khi bắt đầu ra hoa và thì rễ, thân, lá sinh trưởng chậm lại và tập trung hình thành hoa, quả, hạt.

2. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

a. Nước và độ ẩm không khí

Phân tích hình 20.2 cho thấy:

- Theo biểu đồ cột vàng trình bày về chiều cao của cây đơn đỏ: Khi tưới nước 2 ngày/lần thì chiều cao cây đơn đỏ đạt giá trị tốt nhất (55,4cm/cây), đảm bảo lượng nước cần cung cấp cho cây hằng ngày. Nếu tưới ít hơn hoặc nhiều hơn, cây sẽ sinh trưởng kém.

- Biểu đổ đường màu cam trình bày về diện tích lá của cây đơn đỏ: khi tưới nước 2 ngày/lần thì diện tích lá cây đơn đỏ đạt giá trị tốt nhất (1 144,7 cm2 lá/cây), đảm bảo lượng nước cần cung cấp cho cây hằng ngày. Nếu tưới ít hơn hoặc nhiều hơn, cây sẽ sinh trưởng kém.

b. Nhiệt độ

Phân tích hình 20.3 cho thấy:

- Biểu đồ cột trình bày về chiều dài rễ mầm của cây điên điển (cm/ngày) ở cả ba mức nhiệt độ, khi để trong tối, rễ mầm cây điên điển mọc dài hơn so với khi để ngoài sáng. Ở nhiệt độ 30 °C, rễ mầm mọc dài nhất kể cả trong tối và ngoài sáng; sau đó là ở mức nhiệt độ 27 °C; thấp nhất là ở mức nhiệt độ 37 °C.

c. Ánh sáng

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có ánh sáng phù hợp

d. Đất và dinh dưỡng khoáng

Phân tích hình 20.3 cho thấy vai trò của nguyên tố khoáng calcium đối với cây trồng. Khi trồng cà chua, nếu thiếu calcium, lá thường mỏng, ngắn, bị rủ xuống và bắt đầu chết từ đỉnh lan vào; nửa quả phía dưới bị héo khô.

Kết luận:

- Sự sinh trưởng phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí có mô phân sinh, diễn ra trong suốt vòng đời của cây, là sự sinh trưởng không giới hạn, gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đặc điểm di truyền, giai đoạn sinh trưởng và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mô phân sinh và sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mỗ phôn sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan và kỹ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: sơ đồ tư duy, câu trả lời CH thảo luận 3 và Hoạt động luyện tập SGK trang 134 và kết luận về mô phân sinh và sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV Trên lớp thành bốn nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời CH thảo luận 3 và Hoạt động luyện tập

3. Quan sát Hình 20.5, hãy cho biết vị trí và chức năng của các loại mô phân sinh trong cây

Luyện tập: Hãy phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

- GV yêu cầu các nhóm thiết kế sơ đồ tư duy về các loại mô phân sinh; sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

3. Mô phân sinh

Đáp án CH thảo luận 3

Mô phân sinh

Vị trí

Chức năng

Mô phân sinh đỉnh

Đầu ngọn thân, ngọn cành, chồi nách, chóp rễ.

Giúp cây tăng trưởng theo chiều dài, chiều cao

Mô phân sinh bên

Nằm ở phần vỏ và phần trụ của thân và rễ ở cây hai lá mầm.

giúp cây tăng trưởng theo đường kính

Mô phân sinh lóng

nằm ở gốc của lóng ở cây một lá mầm

giúp lóng cây dài ra.

4. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Trả lời hoạt động luyện tập

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc chiều cao) của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều xuyên tâm đường kính của thân và rễ

Nguyên nhân

Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh

Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh bên

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần non của cây hai lá mầm.

Cây hai lá mầm

Kết luận:

- Mô phân sinh gồm những tế bào còn non, chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới.

- Các loại mô phân sinh gồm có: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

- Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng làm cho thân, rễ, lóng dài ra; gặp ở cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm.

- Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ) làm cho thân, rễ to ra theo đường kính;

gặp ở cây Hai lá mầm.

 

Sơ đồ tư duy tham khảo

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm, vai trò và các loại hormone của thực vật

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, vai trò và các loại hormone của thực vật.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH 4 SGK trang 135 và kết luận về khái niệm, vai trò và các loại hormone của thực vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau:

+ Hormone thực vật được tổng hợp ở đâu và có tác dụng gì?

+ Hãy kể một số hormone nhân tạo được sử dụng trong nông nghiệp.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH thảo luận 4

Phân biệt các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK trả lời câu hỏi của GV

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 4

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. HORMONE THỰC VẬT

1. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật

- Hormone thực vật được tổng hợp với lượng nhỏ trong cơ thể thực vật, có tác dụng điều hòa hoạt động sinh lý, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Một số hormone nhân tạo được sử dụng trong nông nghiệp:  GA3B (Gibberellin), Auxin, NAA (Naphthalene acetic acid), IAA (Indole acetic acid),...

2. Hormone kích thích sinh trưởng

3. Hormone ức chế sinh trưởng

Đáp án CH thảo luận 4

(Bảng bên dưới HĐ)

Kết luận:

- Hormone thực vật là phân tử hữu cơ do thực vật tổng hợp, có vai trò điều chỉnh quá trình sinh lí, sinh trưởng, phát triển của cây.

- Gồm có nhóm hormone kích thích (auxin, cytokinin, gibberellin,...) và ức chế (abscisic acid, ethylene,...)

 

Nội dung sản phẩm dự kiến CH thảo luận 4

Điểm phân biệt

Hormone kích thích

sinh trưởng

Hormone ức chế

sinh trưởng

Vị trí tổng hợp 

Mô phân sinh đỉnh, chồi, rễ, lá non và hạt.

Hầu hết mọi tế bào của cây.

Đại diện

IAA, GA, cytokinin.

ABA, ethylene.

Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật

- Kích thích sự sinh trưởng của tế bào thân, rễ bên, rễ phụ, quả; sự nảy mầm của hạt; sự ra hoa; phân hóa chồi và tăng cường ưu thế ngọn.

- Gây ra tính hướng động của cây.

- Phát triển hạt phấn

- Làm chậm sự rụng lá, hoa, quả, sự hóa già của lá.

- Ức chế sinh trưởng của cây sự nảy mầm sớm.

- Kích thích đóng khí khổng khi cây bị khô hạn; trạng thái ngủ của hạt; sự chịu hạn; sự chín của quả; sử rụng của lá, quả;  sự giãn của vách tế bào và sinh trưởng ngang; sự hình thành dễ và lông hút.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu mối tương quan các hormone thực vật và ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa
  • Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 136, 137 và kết luận về mối tương quan các hormone thực vật và ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 5, 6:

5. Trình bày mối tương quan giữa các hormone thực vật và cho ví dụ minh họa

6. Dựa vào thông tin ở mục 5, hãy kể thêm một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn. Cho ví dụ minh họa

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

4. Mối tương quan các hormone thực vật và ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn 

Đáp án CH thảo luận 5

* Tương quan chung

- Sự tương quan giữa nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng trong toàn bộ cơ thể thực vật.

- Đối với cây hằng năm, các hormone kích thích được tổng hợp nhiều lúc cây còn non, sau đó giảm dần khi cây về già; còn hormone ức chế thì ngược lại.

- Đối với cây lâu năm, sự tương quơn hormone cũng giống như cây hằng năm, ngoài ra còn được thể hiện trong mỗi chu kì ra hoa. Giai đoạn trước khi ra hoa, hormone kích thích được tổng hợp mạnh sau đó giảm dần ở giai đoạn sau ra hoa, còn hormone ức chế thì ngược lại.

Ví dụ:

- IAA được tổng hợp nhiều lúc cây còn non, cây càng về già nồng độ IAA càng giảm.

- Ethylene rất ít được tổng hợp khi cây còn non, nhưng khi về già hoặc các bộ phận già của cây thì ethylene lại được tổng hợp nhiều.

* Tương quan riêng:

- Sự tương quan giữa hai hoặc một số hormone quyết định đến một biểu hiện sinh trưởng, phát triển của cây (như sự hình thành rễ, thân, chổi, lá, hd, quả; sự nảy mm; sự chín; sự già hoá; sự ngủ nghỉ;.....).

- Tương quan giữa các hormone kích thích sinh trưởng.

- Tương quan giữa hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

Ví dụ:

- Nếu ABA nhiều sẽ ức chế sinh trưởng của hạt và rơi vào trạng thái ngủ nghỉ, còn GA nhiều thì sẽ kích thích sự nảy mầm của hạt.

- Nếu auxin nhiều sẽ kích thích ra rễ, còn cytokinin nhiều thì kích thích hình thành chồi.

5. Ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn 

Đáp án CH thảo luận 6

- Sử dụng hormone để tạo quả không hạt

ví dụ: sử dụng auxin nhân tạo kích thích lên đầu nhụy hoa cây cà chua để kích thích tạo quả mặc dù nó không được thụ phấn, kết quả tạo ra quả không hạt

- Sử dụng hormone để kích thích chiều cao của cây lấy sợi\

Ví dụ: sử dụng GA để kích thích kéo dài thân của cây đay, dứa sợi,...

Kết luận:

- Các hormone trong cơ thể thực vật thường không tác động riêng rẽ mà có sự phối hợp lẫn nhau, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà các hormone có những tác động khác nhau lên cơ thể thực vật.

- Dựa trên hiểu biết về hormone của thực vật, con người đã ứng dụng vào thực tiễn (nhân giống vô tính, kích thích quả chín, kích thích hạt nảy mầm,...).

Ngoài ra, con người còn tổng hợp các hormone nhân tạo và sử dụng chúng trong trồng trọt.

Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và không nên lạm dụng các hormone nhân tạo.

Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay