Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 17: Cảm ứng ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Cảm ứng ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch; nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh; mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ và phân tích được một cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng; vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác; đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh, đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học:
  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về cảm ứng ở động vật.
  • Biết tránh các tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các tình huống khi học tập về cảm ứng ở động vật; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống có liên quan đến cảm ứng ở động vật.

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch;
  • Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh;
  • Dựa vào sơ đồ mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ.
  • Dựa vào sơ đồ, Phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích đáp ứng)
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng (Các thụ thể cảm giác về cơ học, Hóa học, điện nhiệt, đau);
  • Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (mắt, tai);
  • Phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
  • Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác,...
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
  • Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: Không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Chủ động tham gia và tích cực vận động người khác tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như không dùng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Đoạn phim về phản xạ giật đầu gối và các hình ảnh liên quan đến bài học.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp học sinh hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình 17.1), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Vì khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống → phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi → cơ đùi co kéo cẳng chân lên phía trước.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu cảm ứng ở động vật chúng ta cùng tìm hiểu bài 17: Cảm ứng ở động vật

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm phản xạ
  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 103 và kết luận về khái niệm phản xạ và các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 1

1. Động vật có những hình thức cảm ứng nào? Cho ví dụ.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

Đáp án CH thảo luận 1

- Ở động vật chưa có hệ thần kinh (động vật đơn bào): phản ứng lại với các kích thích của môi trường thông qua sự chuyển động của toàn bộ cơ thể hoặc sự co rút của chất nguyên sinh.

Ví dụ: trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng, trùng biến hình bắt mồi bằng chân giả.

- Ở động vật đã có hệ thần kinh (động vật đa bào): chúng phản ứng lại với các kích thích của môi trường thông qua các phản xạ . Ví dụ: thuỷ tức có cơ thể để phóng gai vào con mồi, con hươu bỏ chạy khi thấy kẻ thù.

Kết luận:

- Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

- Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh được thực hiện thông qua các phản xạ.

- Phản xạ là các phản ứng của cơ thể đáp trả lại các kích thích từ môi trường dưới sự điều khiến của hệ thần kinh.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 103 và kết luận về cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 2, 3

2. Dựa vào Hình 17.3, hãy mô tả cấu tạo của một neuron điển hình

3. Dựa vào chức năng, hãy giải thích tại sao sợi nhánh được gọi là sợi hướng tâm, sợi trục được gọi là sợi li tâm.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Tế bào thần kinh

Đáp án CH thảo luận 2, 3

CH2.

Một neuron điển hình có cấu tạo gồm: thân neuron và các sợi thần kinh (gồm nhiều sợi nhánh và một sợi trục).

- Thân neuron có cấu tạo như một tế bào nhân thực điển hình, các neuron trưởng thành thiếu đi trung thể.

- Sợi trục có thể có hoặc không được bao bọc bởi bao myelin, khoảng cách giữa các bao myelin được gọi là eo Ranvier.

CH3.

- Sợi nhánh có vai trò tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác được chuyển giao qua synapse truyền đến thân neuron nên được gọi là sợi hướng tâm.

- Sợi trục có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ thân neuron ra ngoại biên đến các cơ quan đáp ứng nên được gọi là sợi li tâm.

Kết luận:

Tế bào thần kinh có cấu tạo gồm thân, sợi trục và các sợi nhánh.

Các tế bào thần kinh có vai trò tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dạng hệ thần kinh

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch;
  2. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép kết hợp sử dụng phòng tranh, phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: báo cáo kết quả làm việc nhóm, trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 104, 105 và kết luận về các dạng hệ thần kinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

* Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hệ thần kinh dạng lưới

+ Nhóm 2: Tìm hiểu hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

+ Nhóm 3: Tìm hiểu hệ thần kinh dạng ống

Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút sau khi tìm hiểu thống nhất ý kiến mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt như chuyên gia

* Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

+ Thành lập các nhóm các mảnh ghép ( Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất 1 - 2 thành viên của nhóm chuyên gia); mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu của nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung trả lời CH thảo luận 4, 5:

4.  Cho các trường hợp sau:

(1) Dùng kim kích thích vào thân của thủy tức.

(2) Dùng kim kích thích vào một chi của châu chấu.

Hãy dự đoán phản ứng của thủy tức và châu chấu khi bị kích thích

5. Quan sát Hình 17.4, 17.5 và 17.6 hãy lập bảng phân biệt các dạng hệ thần kinh ở động vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày tóm tắt ý kiến chung của nhóm.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. TẾ BÀO THẦN KINH VÀ CÁC DẠNG HỆ THẦN KINH

2. Các dạng hệ thần kinh

a. Hệ thần kinh dạng lưới

Đáp án CH 4 SGK

- Thủy tức sẽ co toàn thân lại

- Châu chấu sẽ co chân có kích thích

b. Hệ thần kinh dạng chuỗi

c. Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án CH 5 SGK

(Nội dung bên dưới HĐ)

Kết luận:

Ở động vật, có ba dạng hệ thần kinh: dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống.

 

 

 

Tiêu chí

Dạng lưới

Dạng chuỗi hạch

Dạng ống

Đối tượng

Có các loài thuộc ngành ruột khoang

Có ở các nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp giun tròn giun đốt thân mềm chân khớp

Có ở các loài động vật có xương sống

Cấu tạo

Các tế bào thần kinh làm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thông qua các sợi thần kinh hình thành mạng lưới

Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh các hạch thần kinh đối với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh

Các tế bào thần kinh tập trung lại với một số lượng rất lớn tạo thành một ống nằm ở mặt lưng của con vật phần đầu của ống phát triển thành mạnh thành não bộ phần sau hình thành tủy sống

Hoạt động

Xung thần kinh Lan tỏa khắp cơ thể thông qua mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể phản ứng với kích thích

Nhờ có sự hình thành các hạch thần kinh mà động vật có khả năng phản ứng cục bộ đối với các kích thích

Phản ứng lại các kích thích của môi trường thông qua các phản xạ

Tính hiệu quả của phản ứng

Kèm chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng

Chính xác và tiết kiệm được năng lượng

Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm và cấu tạo synapse

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), mô tả được cấu tạo synapse.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 6 SGK trang 106 và kết luận về khái niệm và cấu tạo synapse.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 6

6: Quan sát Hình 17.7, hãy:

a, Mô tả cấu tạo của synapse hóa học

 

b, Cho biết dựa vào đặc điểm nào mà người ta gọi là "synapse hóa học"

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. TRUYỀN TIN QUA SYNAPSE

1. Khái niệm và cấu tạo synapse

Đáp án CH thảo luận 6

a) Một synapse hóa học gồm 3 phần:

- Phần trước synapse có các bóng synapse chứa các chất trung gian hóa học, có kênh Ca2+.

- Khe synapse chứa enzyme để giải phân giải chất trung gian hóa học.

- Phần sau synapse có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hóa học.

b) Trong chùy synapse có chứa các chất trung gian hóa học, quá trình truyền tin qua synapse được thực hiện bằng tín hiệu hóa học thông qua quá trình vận chuyển các chất trung gian hóa học từ màng trước sang màng sau của synapse.

Kết luận:

Synapse là vị trí tiếp nối giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).

Synapse có cấu tạo gồm phần trước synapse, khe synapse và phần sau synapse.

 

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu cơ chế truyền tin qua synapse hoá học

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), mô tả được cơ chế truyền tin qua synapse hoá học.
  2. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, kết hợp phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 106 và kết luận về cơ chế truyền tin qua synapse hoá học
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, vẽ sơ đồ tư duy về quá trình truyền tin qua synapse hoá học và trả lời CH thảo luận 7

7. Quan sát Hình 17.7, hãy trình bày cơ chế truyền tin qua synapse hóa học.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Cơ chế truyền tin qua synapse hoá học

Đáp án CH thảo luận 7

Quá trình truyền tin qua synapse gồm các giai đoạn:

- Xung thần kinh truyền đến chùy synapse làm cho Ca2+ đi vào trong tế bào.

- Ca2+ làm cho các bóng synapse dung hợp với mùng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse.

- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và tiếp tục lan truyền đi. Sau khi xung thần kinh được hình thành và truyền đi, chất trung gian hoá học lập tức bị các enzyme ở khe synapse phân giải và mất tác dụng. Các sản phẩm phân giải này quay trở lại màng trước, đi vào chùy synapse và được sử dụng để tái tổng hợp trở lại chất trung gian hoá học.

Kết luận:

 Quá trình truyền tin qua synapse:

+ Xung thần kinh truyền đến chùy synapse làm cho Ca2+ đi vào trong tế bào;

+ Ca2+ làm cho các bóng synapse dụng hợp với màng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse;

+ chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và tiếp tục lan truyền đi.

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu các thành phần của một cung phản xạ

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân tích được một cung phản xạ (Các thụ thể, dẫn truyền, phân tích, đáp ứng).
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 8 SGK trang 107 và kết luận về các thành phần của một cung phản xạ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 8

Quan sát Hình 17.8, hãy:

a, Kể tên và cho biết chức năng của các thành phần trong cùng một cung phản xạ

b, Cho ví dụ về sự dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

IV. CUNG PHẢN XẠ

1. Các thành phần của một cung phản xạ.

Đáp án CH thảo luận 8

a) Tên và chức năng của các thành phần trong một cung phản xạ.

- Cơ quan thụ cảm: tiếp nhận các kích thích và hình thành xung thần kinh truyền đến trung ương thần kinh.

- Neuron cảm giác: truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.

- Trung ương thần kinh: phân tích và xử lí thông tin.

- Neuron trung gian: tiếp nhận xung thần kinh từ neuron cảm giác về trung ương thần kinh và truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến neuron vận động.

- Neuron vận động: truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng.

- Cơ quan đáp ứng: thực hiện các hoạt động để trả lời các kích thích.

b) Ví dụ về sự dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ:

Khi nghe một âm thanh lạ hoặc những âm thanh gây cảm giác sợ hãi, tín hiệu âm thanh từ tai (cơ quan thụ cảm) theo neuron cảm giác được truyền về não bộ (trung ương thần kinh có các neuron trung gian). Tại trung ương thần kinh, thông tin được

phân tích và xử lí, thông tin trả lời theo neuron vận động đến cơ xương ở chi (cơ quan đáp ứng) để nhanh chóng tránh xa nguồn tác nhân kích thích có hại.

Kết luận:

Một cung phản xạ gồm: cơ quan thụ cảm →  neuron cảm giác →  trung ương thần kinh có các neuron trung gian → neuron vận động → cơ quan đáp ứng (cơ xương,...).

 

Hoạt động 7: Tìm hiểu các dạng thụ thể và vai trò của thụ thể

  1. Mục tiêu: Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 9 SGK trang 108 và kết luận về các dạng thụ thể và vai trò của thụ thể.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 9

Loại thụ thể nào sẽ tiếp nhận kích thích trong các ví dụ sau:

a, Động vật sử dụng từ trường của trái đất để định hướng khi di cư

b, Khi nồng độ CO2 trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tăng nhịp hô hấp

c, Sự cử động của các sợi râu ở mèo sẽ giúp cảm nhận được môi trường xung quanh

d, Có cảm giác đau khi vô tình chạm phải gai xương rồng

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Các dạng thụ thể và vai trò của thụ thể.

Đáp án CH thảo luận 9

a, Thụ thể điện từ

b, Thụ thể hóa học

c, Thụ thể cơ học

d, Thụ thể đau

Kết luận:

Thụ thể cảm giác gồm các dạng: cơ học, hoá học, điện từ, nhiệt, đau.

 

 

Hoạt động 8: Tìm hiểu vai trò của các giác quan trong cung phản xạ

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt)
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp, kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 10-12 SGK trang 109,110 và kết luận về vai trò của các giác quan trong cung phản xạ
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 6 nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp ý kiến của mình; thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến của nhóm viết vào một tờ giấy A4  khác) đọc thông hiểu thông tin trong sgk, hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vai trò của vị giác, khứu giác, xúc giác và trả lời CH thảo luận 10 (Hãy cho biết vị giác, khứu giác và xúc giác có vai trò như thế nào trong quá trình săn mồi ở động vật)

Nhóm 3, 4: Tìm hiểu vai trò của thính giác và trả lời câu hỏi số 11 (Quan sát Hình 17.12, hãy trình bày con đường thu nhận và truyền tín hiệu âm thanh ở tai. Nếu màng nhĩ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự thu nhận và truyền âm thanh ở tai)

Nhóm 5, 6: Tìm hiểu vai trò của thị giác và trả lời câu hỏi số 12 (Quan sát Hình 17.13, hãy trình bày con đường thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở mắt)ư

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

3. Vai trò của các giác quan trong cung phản xạ

a. Vị giác, khứu giác, xúc giác

Đáp án CH thảo luận 10

Trong quá trình săn mồi ở động vật:

- Khứu giác và xúc giác có vai trò giúp cho động vật thăm dò môi trường để phát hiện ra sự có mặt của con mồi thông qua mùi, sự cử động,... của con mồi.

- Vị giác giúp động vật nhận biết được loại thức ăn nào có thể ăn được hoặc không thể ăn được - lựa chọn loại thức ăn phù hợp.

- Xúc giác: Tiếp nhận sự va chạm, áp suất, rung động, chuyển động được tiếp nhận bởi các thụ thể xúc giác

b. Thính giác

Đáp án CH thảo luận 11

- Con đường thu nhận và truyền tín hiệu âm thanh ở tai: Sóng âm truyền từ nguồn phát âm đến màng nhĩ nhờ vành tai và ống tai ngoài. Sự rung động của màng nhĩ được truyền qua chuỗi xương tai ở tai giữa đến cửa sổ bầu dục ở tai trong. Sau đó, âm thanh được truyền từ tai trong đến các thụ thể cảm nhận thính giác (là các tế bào có lông tập hợp thành cơ quan Corti nằm trong ốc tai), rồi truyền về vùng cảm nhận thính giác ở vỏ não.

- Nếu màng nhĩ bị tổn thương, sóng âm sẽ không truyền được vào tai trong. Do đó, não sẽ không tiếp nhận được tín hiệu → không nhận biết được âm thanh.

c. Thị giác

Đáp án CH thảo luận 12

Ánh sáng truyền từ các vật đi vào mắt thông qua giác mạc, thuỷ dịch, đồng tử, thuỷ tinh thể và dịch kính truyền đến các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc. Các tế bào này phản ứng với kích thích ánh sáng và khởi phát xung thần kinh truyền đến các tế bào lưỡng cực. Từ tế bào lưỡng cực, xung thần kinh được truyền đến các tế bào hạch rồi theo các sợi thần kinh thị giác (xuất phát từ tế bào hạch) đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não.

Kết luận:

Ở động vật có các giác quan như vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác; mỗi giác quan đóng vai trò nhất định trong quá trình cảm ứng ở động vật.

Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 17: Cảm ứng ở động vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Cảm ứng ở động vật, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay