Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi “Công não”: Cô có 3 câu hỏi, các em hãy suy nghĩ và trả lời thật nhanh:
Câu 1: Nêu các loại cảm ứng ở thực vật
Câu 2: Liệt kê các dạng hệ thần kinh ở động vật?
Câu 3: Nêu 3 hình thức học tập của tập tính ở động vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chọn tấm bìa, nhận câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra các đáp án.
- Các bạn khác nhận xét bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án
Câu 1: Các loại cảm ứng ở thực vật là hướng động và ứng động
Câu 2: Các dạng hệ thần kinh ở động vật: Dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống.
Câu 3: Hình thức học tập của tập tính ở động vật: Quen nhờn, in vết, học liên hệ, học nhận biết không gian, nhận thức và giải quyết vấn đề, học tập qua giao tiếp xã hội. (HS liệt kê 3 loại hình thức học tập)
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 2, để củng cố và luyện tập chương chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thuyết trình về nội dung đã được phân công thiết kế poster về chủ đề: Nhóm 1: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật và cảm ứng ở thực vật. Nhóm 2: Khái quát về cảm ứng ở động vật Nhóm 3: Khái quát về tập tính ở động vật Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm kiểm tra lại kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần) - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS báo cáo nhiệm vụ học tập được phân công. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 2 GV giới thiệu HS sơ đồ tư duy SGK trang 126 | 1. Hệ thống hoá kiến thức
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính học được
(2) Người đi xe máy thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính học được
(3) Bóng đen ập xuống lần đầu thì gà con ẩn nấp nhưng lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học khôn
(4) Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tập in vết
(5) Sau nhiều lần gõ kẻng và cho cá ăn, cứ gõ kẻng là cá nổi lên mặt nước, đây là kiểu học tập quen nhờn
(6) Khi đói, chuột chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học khôn
Số phát biểu đúng là
Câu 2: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là
Câu 3: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
Câu 4: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?
Câu 5: Đâu là ví dụ về cảm ứng của động vật?
Câu 6: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?
Câu 7: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
Câu 8: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
Câu 9: Có bao nhiêu mệnh đề đúng?
4.Vận động khép, xòe lá ở cây họ Đậu và họ Chua me là ứng động sinh trưởng
Câu 10: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra?
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. B | 2. D | 3. A | 4. B | 5. B | 6. A | 7. D | 8. B | 9. C | 10. B |
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm các bài tập sau
Bài 1: Cây gọng vó (Drosera Rotundifolia) là loài thực vật "ăn thịt" sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Lá cây gọng vó có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn côn trùng, trên lá có các lông tuyến có khả năng tiết chất dính để bắt giữ và enzyme tiêu hóa con mồi. Hãy tìm hiểu và giải thích sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó
Bài 2: Hình 1 mô tả về hiện tượng "thức và ngủ" của lá cây đậu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Hãy cho biết:
a, Hình thức cảm ứng của lá cây đậu
b, Trình bày cơ chế của hình thức cảm ứng trên
c, Vai trò của hình thức cảm ứng trên đối với cây đậu
Bài 3: Để nghiên cứu về tập tính tha rác về làm tổ ở vẹt xanh, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Lai giữa vẹt xanh cái đầu đỏ, cổ đỏ (có tập tính tha rác làm tổ bằng mỏ) với vẹt xanh đực đầu đỏ, cổ vàng (có tập tính tha rác bằng cách nhét chúng vào phần lông vũ). Con lai sinh ra được chia làm hai lô thí nghiệm:
- Lô 1: Không cho sống chung với mẹ. Kết quả: Con lai chỉ tha rác bằng cách cố gắng nhét rác vào lông vũ cho đến khi đầy
- Lô 2: Cho sống chung với mẹ. Kết quả: Khi tha rác con lai cố nhét rác vào dưới lông vũ, đến khi không nhét rác được nữa thì chúng tha rác bằng mỏ về tổ.
a, Giải thích sự khác biệt về tập tính ở con lai trong hai lô thí nghiệm trên
b, Có thể rút ra được những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tập tính ở động vật từ kết quả thí nghiệm trên
Bài 4: Vào những ngày mùa đông, chim cánh cụt thường có tập tính quần tụ lại với nhau thành một vòng tròn và di chuyển liên tục. Đây là loại tập tính gì? Tập tính này có ý nghĩa gì đối với chim cánh cụt?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác