Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài: Ôn tập Chương 3

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Ôn tập Chương 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn sinh học cho phù hợp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức sinh học:
  • Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập chương 3.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Sơ đồ tư duy
  • Bộ câu hỏi có nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Poster tổng hợp kiến thức theo nhóm:
  • Nhóm 1: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  • Nhóm 2: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nhóm 3: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Công não”: Cô có 3 câu hỏi, các em hãy suy nghĩ và trả lời thật nhanh:

Câu 1: Nêu các loại mô phân sinh ở thực vật

Câu 2: Liệt kê các hormone kích thích thực vật?

Câu 3: Nêu các giai đoạn phát triển ở người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chọn tấm bìa, nhận câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các đáp án.

- Các bạn khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án

Câu 1: Có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

Câu 2: Các hormone kích thích thực vật: Auxin, gibberellin, cytokinin.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển ở người:

  • Giai đoạn trước sinh: Hợp tử → phôi → thai nhi
  • Giai đoạn sau sinh: Sơ sinh → trẻ em → vị thành niên → trưởng thành

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 3, để củng cố và luyện tập chương chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 3

  1. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  3. Nội dung: HS trình bày poster đã chuẩn bị trước
  4. Sản phẩm học tập:
  • Poster hệ thống kiến thức chương
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thuyết trình về nội dung đã được phân công thiết kế poster về chủ đề:

Nhóm 1: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Nhóm 2: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Nhóm 3: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm kiểm tra lại kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo nhiệm vụ học tập được phân công.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 3

GV giới thiệu HS sơ đồ tư duy SGK trang 155

1. Hệ thống hoá kiến thức

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞  ……. ➞  ……. ➞  …….. ➞  ……..

  1. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
  2. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
  3. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
  4. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành

Câu 2: Giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây hậu quả:

  1. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
  2. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường
  3. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  4. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển

Câu 3: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  1. Con gà đi bắt sâu và bới giun
  2. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
  3. Con gà gáy vào buổi sáng
  4. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 4: Vòng đời là

  1. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi.
  2. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới, già rồi chết đi.
  3. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới.
  4. khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra và chết đi.

Câu 5: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

  1. chuyển hóa Na để hình thành xương
  2. chuyển hóa Ca để hình thành xương
  3. chuyển hóa K để hình thành xương
  4. oxi hóa để hình thành xương

Câu 6: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

 

  1. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  2. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  3. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  4. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 7: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  1. Giai đoạn nảy mầm
  2. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
  3. Giai đoạn ra hoa
  4. Giai đoạn tạo quả chín

Câu 8: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

  1. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
  2. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
  3. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên
  4. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 9: Ở động vật đẻ trứng,  sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

  1. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi
  2. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
  3. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử
  4. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Câu 10: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  1. Cơ thể thực vật ra hoa
  2. Cơ thể thực vật tạo hạt
  3. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  4. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. D

3. B

4. B

5. B

6. D

7. A

8. A

9. D

10. C

Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài: Ôn tập Chương 3

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Ôn tập Chương 3, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay