Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 26: Sinh sản ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 CTST bài Sinh sản ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 26. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Phân tích được cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật.
  • Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
  • Nêu được một. số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Trình bày được các biện pháp tránh thai.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện thi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin dưới dạng poster/ infographic/…

Năng lực sinh học

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
  • Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.
  • Trình bày được sinh đẻ có kế hoạch ở người.
  • Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Trình bày được các biện pháp tránh thai.
  • Tìm hiểu thế giới sống: Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn để sinh sản ở động vật.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sinh sản ở động vật để thiết kế được một số sản phẩm (poster/ infographic/…) để tuyên truyền các biện pháp tránh mang thai và hạn chế nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng tránh mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • Phiếu bài tập
  1. Đối với HS
  • SGK sinh học 11 chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 26: Sinh sản ở động vật

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

  1. Mục tiêu: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp, trực quan kết hợp thảo luận nhóm để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.
  3. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1, 2 SGK trang 169 và kết luận về hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm đọc mục I và thảo luận trả lời CH thảo luận 1, 2:

1. Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?

2. Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

?

?

?

?

?

?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH

Đáp án CH thảo luận 1, 2

1. Sinh sản vô tính ở động vật là quá trình sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cơ thể con được hình thành từ một tế bào hoặc một phần của tế bào mẹ dựa vào nguyên lý nguyên phân cơ thể con giống nhau và giống mẹ gồm các hình thức chủ yếu là phân đôi nảy mầm phân mảnh, trinh sinh.

2. (phía dưới HĐ)

Kết luận:

Sinh sản vô tính ở động vật là sự sinh sản mà các có thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ, dựa trên nguyên lí nguyên phân, cơ thể con giống nhau và giống mẹ. Gồm có các hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

 

 

 

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Phân đôi

Cơ thể mẹ phân đôi tạo thành hai cơ thể con có kích thước gần bằng nhau và có đầy đủ nhân và các bào quan hữu cơ thể mẹ bạn đầu.

Các động vật nguyên sinh (trùng roi, trùng giòi, amip,...) và một số động vật đa bào bậc thấp như giun dẹp, hái quỳ.

Nảy chồi

Cơ thể mẹ mọc ra các chồi, khi chồi lớn chúng tách ra tạo thành cơ thể con. Cơ thể con có kích thước nhỏ hơn cơ thể mẹ nhưng có cấu tạo giống như cơ thể mẹ, chúng tiếp tục lớn lên để đạt kích thước của cơ thể trưởng thành.

 

Một số trường hợp cơ thể con dính liền với cơ thể mẹ tạo thành quần thể (san hô).

Một số động vật thuộc ngành Bọt biển và Ruột khoang (san hồ, thuỷ tức,...).

Phân mảnh

Cơ thể mẹ phân thành hơi hoặc nhiều mảnh, mỗi mảnh tái sinh các phần đã mốt tạo thành cơ thể con hoàn chỉnh.

Bọt biển, giun nhiều tơ, hải tiêu, sao biển,...

Trinh sinh

Cơ thể con được hình thành từ trứng của cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

Các loài sinh sản trình sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.

Ong, kiến, mối (cơ thể con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội).

Rồng Komodo, cá mập đầu búa, có răng cưa (cơ thể con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình sinh sản hữu tính

  1. Mục tiêu:
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan và mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 172 và kết luận về quá trình sinh sản hữu tính.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV Chia lớp thành bốn nhóm và hoạt động hai vòng:

Vòng 1: Giao việc cho nhóm chuyên gia:

Nhóm 1: Đọc mục II.1 và quan sát hình 26.6 và trình bày quá trình hình thành tinh trùng và trứng

Nhóm 2:  Đọc mục II.2 và quan sát hình 26.7 và trình bày quá trình thụ tinh

Nhóm 3: Đọc mục II.3 và trình bày sự phát triển của phôi thai

Nhóm 4: Đọc mục II.4 và trình bày sự đẻ ở động vật

Vòng 2: Thành lập nhóm mảnh ghép yêu cầu mỗi nhóm tổng hợp kiến thức để trả lời CH thảo luận 3, 4:

3. Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): Hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai; sự đẻ.

4. Hãy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật

 

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

Thụ tinh ngoài

 

 

Thụ tinh trong

 

 

Đẻ trứng

 

 

Đẻ con

 

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2 -3 nhóm HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH

Đáp án CH thảo luận 3, 4

(phía dưới HĐ)

Kết luận:

Sinh sản hữu tính ở động vật là một quá trình gồm các giai đoạn:

 

- Hình thành giao tử: từ các tế bào sinh dục sơ khai, trải qua quá trình giảm phân để tạo các giao tử đơn bội (trứng, tinh trùng)

 

- Thụ tinh: nhân của trứng kết hợp với nhân của tinh trùng tạo thành hợp tử. Có hai hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong

 

- Phát triển phôi, thai: hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi, phôi tiếp tục phát triển để tạo thành thai. Quá trình này có thể diễn ra trong trứng hoặc tử cung của cơ thể mẹ

 

- Sự đẻ: con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cá thể mẹ đẻ ra. Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thai sinh)

 

 

Nội dung dự kiến CH3, 4

 

Giai đoạn

Mô tả

Ví dụ ở người

Hình thành trứng và tinh trùng

Khi động vật đến giai đoạn trưởng  thành, các tế bào sinh dục sơ khai  chuyển sang giai đoạn chín và thực hiện quá trình giảm phân để hình  thành giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng).

* Quá trình hình thành trứng:

- Giai đoạn phát triển phôi: Tế bảo sinh

dục cói sơ khai → Nguyên phân → Noãn

nguyên bào → Giảm phân → Noãn bào

bậc 1 (ngừng ở kì đầu của giảm phân).

- Giai đoạn dậy thì:

+ Noãn bào bậc 1 → hoàn thành giảm phân và bắt đầu giảm phân II → Noãn bào bậc 2 (dừng ở kì giữa của giảm phân II) → thể cực thứ nhất.

+ Trứng rụng, tinh trùng đi vào trong  trứng để thụ tinh: noãn bào bậc 2 → Hoàn thành giảm phân l → Trứng + thể cực thứ 2.

* Quá trình hình thành tinh trùng:

 

Giai đoạn phát triển phôi: Tế bào sình dục

đực sơ khai → Nguyên phân→Tinh nguyên bào → Tinh bào bậc 1.

- Giai đoạn dậy thì: Tinh bào bậc 1 → Giảm phân I → 2 tinh bào bậc 2 → Giảm phân II → 4 tinh tử → Biệt hoá → 4 tỉnh trùng.

Thụ tinh

- Có rất nhiều tinh trùng tiếp cận trứng, tiết enzyme để phá vỡ màng trứng, nhưng chỉ có một tinh trùng thụ tinh cho trứng, chúng giải phóng nhân đơn bội (n) và hợp nhất với nhãn của trứng để tạo hợp tử.

- Có hai hình thức thụ tinh: thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.

Trong điều kiện bình thường, tinh trùng di

chuyển vào âm đạo, qua tử cung và đi vào vòi trứng, quá trình thụ tinh thường diễn ra ở khoảng 1⁄3 vòi trứng tính từ phễu. Tinh trùng tiết enzyme khoan thủng vỏ trứng và một tinh trùng chui vào bên trong, nhân của tinh trùng hợp nhất với nhân của trứng

tạo thành hợp tử.

 

Phát triển phôi thai

Sau khi hợp tứ hình thành, tiến hành phân chia (nguyên phân) liên tục để tạo thành phôi và phân hóa dần thành các cơ quan để tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Quá trình phát triển của phôi thai có thể diễn ra trong trứng (bò sát, chìm,...) hoặc trong tử cung (thú có nhau), thời gian phát triển của phôi thai tùy thuộc vào từng loài.

Sau khi thụ tinh, hợp tử bắt đầu phân chia liên tục tạo thành phôi, di chuyển về làm tổ

ở tử cung. Phối bắt đầu phân hoá từ bán cầu đại não, tim và lần lượt các cơ quan, bộ phận của cơ thể được hình thành. Nhờ sự nuôi dưỡng của cơ thể mẹ thông qua dây rốn, thai nhi dần dần hoàn thiện; thai nhi quay đầu xuống dưới chuẩn bị sinh ra ngoài.

 

Sự đẻ con

Con non được nở ra từ trứng đã thụ tinh hoặc do cá thể mẹ đẻ ra.

Ngoài ra, một số động vật có hiện tượng đẻ trứng thai (noãn thaï sinh).

Ở người, khi thai nhi đã phát triển đầy đủ, khoảng từ tuần 35, thai nhi quay đầu xuống

để chuẩn bị sinh ra ngoài.

Trường hợp thai nhi không quay đầu hoặc gặp một số sự cố như nhau cài răng lược, dây rốn quấn cổ,... cần phải mổ để bắt con ra ngoài.

 

\4.

 

Hình thức

Đặc điểm

Đại diện

 Thụ tinh ngoài

- Xảy ra ngoài cơ thể cái, diễn ra trong môi trường nước.

- Con cái thường đẻ rất nhiều trứng, trứng có nhiều chất nhầy giúp tinh trùng dễ bám vào để thụ tinh.

→ Hiệu quả thụ tinh thấp.

- Các loại cá, lưỡng cư, tôm, cua, …

Thụ tinh trong

- Xảy ra trong cơ quan sinh dục của cơ thể cái. Con đực thực hiện quá trình giao phối để đưa tinh trùng vào đường sinh dục của con cái để thụ tinh.

→ Hiệu quả thụ tinh cao.

- Các loài bò sát,  chim, thú,...

Đẻ trứng

- Động vật đẻ trứng thụ tinh ngoài.

- Động vật đẻ trứng thụ tinh trong.

- Động vật đẻ trứng thai, trứng phát triển trong cơ quan sinh dục của cơ thể cái, nở trước khi đẻ ra ngoài.

- Các loại cá,lưỡng cư,...

- Các loài bò sát,  chim,...

- Một số loại chân khớp, cá, lưỡng cư và bò sát

Đẻ con

- Đối với các động vật có màng ối, phôi phát triển trong tử cung của con cái. Khi thai phát triển hoàn thiện, sẽ được con cái đẻ ra ngoài.

- Con non sinh ra có cơ thể yếu, phát triển chưa đầy đủ, cơ thể mẹ cẩn phổi nuôi trong túi đặc biệt.

Các loài động vật có vú (trừ thú mỏ vịt)

Kanguru

 

Hoạt động 3: Phân tích cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật

  1. Mục tiêu:
  • Phân tích được cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật.
  • Đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn để sinh sản ở động vật.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi - đáp để hướng dẫn HS và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH 5 SGK trang 173 và kết luận về cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 5

Quan sát Hình 26.8 và 26.9, phân tích quá trình điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng ở người

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK trả lời câu hỏi của GV

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Đáp án CH thảo luận 5

1. Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ sản xuất testosterone, testosterone kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosterone.

- Nồng độ testosterone giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hormon.

2. Cơ chế điều hoà sinh trứng

Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra estrogen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết progesterone và estrogen.

 

+ progesterone và estrogen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

Kết luận:

Dựa trên cơ chế của quá trình sinh sản và điều hòa sinh sản hữu tính ở động vật, con người có thể điều khiển số con và giới tính của các loài vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, còn ứng dụng để chữa bệnh hiếm muộn ở người

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số ứng dụng về điều kiện sinh sản ở động vật

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.
  • Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Trình bày được các biện pháp tránh thai.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  2. Sản phẩm: câu trả lời CH 6,7 SGK trang 143 và kết luận về một số ứng dụng về điều kiện sinh sản ở động vật.
Soạn mới giáo án Sinh học 11 CTST bài 26: Sinh sản ở động vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 chân trời mới, soạn giáo án sinh học 11 chân trời bài Sinh sản ở động vật, giáo án sinh học 11 chân trời

Soạn giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay