Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 19. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực sinh học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
“Quan sát một cây hoa lúc còn nhỏ hoặc một con gà trống con và trả lời câu hỏi: Bằng cách nào mà cây hoặc con gà lớn lên? Khi nào cây ra hoa? Khi nào con gà trống biết gáy? Sự trưởng thành của chúng bị chi phối bởi các yếu tố nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 19 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật”
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 1 Quan sát Hình 19.1 và rút ra nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 1. Khái niệm Đáp án CH thảo luận 1 Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa cơ thể thực vật có những biến đổi như: - Sự hình thành các cơ quan của thực vật thông qua quá trình phân hóa tế bào và phát sinh hình thái - Sự tăng lên về kích thước và khối lượng của các cơ quan dinh dưỡng (thân, rễ, lá) - Có sự tăng lên về số lượng rễ, cành, lá - Hình thành các cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt. Kết luận: Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật do sự gia tăng số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan. Phát triển là quá trình biến đối về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 2 Hãy tìm hiểu thêm một số ví dụ về dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa từng loại tập tính. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Đáp án CH thảo luận 2 * Ví dụ - Ở ngô sau khi nảy mầm cây ngô sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn: + Giai đoạn 3 - 4 lá (thân chính cao 1 - 2cm so với mặt đất) + Giai đoạn 7 - 8 lá (có thể tăng từ 8 - 10cm/ngày) + Giai đoạn xoáy nõn (cây ngừng sinh trưởng thân, lá để chuẩn bị trổ cờ) + Giai đoạn nở hoa và chín - Ở người, đầu của thai nhi lúc 2 - 3 tháng tuổi dài gần bằng 1/2 chiều dài cơ thể nhưng khi sinh ra thì đầu dài bằng 1/4 chiều dài cơ thể và đến năm 16 tuổi thì đầu dài chỉ bằng 1/7 chiều dài cơ thể. Kết luận: Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như: tăng kích thước và khối lượng cơ thể; phân hoá tế bào, phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể kèm theo sự thay đổi các chức năng sinh lí tưởng ứng. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật think - pair - share để hoàn thành hoạt động luyện tập: Hãy tìm thêm ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK chia sẻ các ví dụ chứng tỏ sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau theo kĩ thuật think - pair - share. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện 3 - 4 HS nêu ví dụ - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển Đáp án Luyện tập - Ở thực vật có hoa, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và thành cây non. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hoá hình thành hoa. - Ở động vật, cơ thể sinh trưởng mạnh trước thời kì thành thục sinh dục; đến thời kì thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh để chuẩn bị cho quá trình sinh sản, đồng thời, tốc độ sinh trưởng của cơ thể chậm lại. Kết luận: Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại phát triển là điều kiện thúc đẩy sinh trưởng. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm vòng đời và tuổi thọ
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, trả lời CH thảo luận 3: Quan sát các Hình 19.2, 19.3 và mô tả vòng đời của cây thông và muỗi - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. VÒNG ĐỜI VÀ TUỔI THỌ CỦA SINH VẬT 1. Khái niệm vòng đời và tuổi thọ Đáp án CH thảo luận 3 - Vòng đời của cây thông: cây thông sinh trưởng chứa nón đực và nón cái → nón đực hình thành tinh tử, nón cái hình thành noãn → noãn được thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi (chứa trong hạt) → hạt nảy mầm thành cây con → cây trưởng thành - Vòng đời của muỗi: muỗi trưởng thành tạo thành giao tử (trứng hoặc tinh trùng) → trứng được thụ tinh nở thành ấu trùng → nhộng → muỗi trưởng thành Kết luận: Vòng đời (hay chu kì sống) của sinh vật là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, sinh sản, rồi chết. - Tuổi thọ dùng để chỉ thời gian sinh tồn của sinh vật, được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm điều tra tuổi thọ của người dân tại khu vực sinh sống theo Phiếu điều tra (Mẫu phiếu điều tra phía dưới hoạt động - Nhiệm vụ được giao chuẩn bị trước 1-2 tuần)
Từ kết quả điều tra, thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 4 Hãy quan sát một số người cao tuổi ở địa phương và cho biết nguyên nhân giúp họ sống lâu - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận tổng hợp kết quả điều tra, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả điều tra, trả lời CH thảo luận. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người Đáp án CH thảo luận 4 Nguyên nhân giúp những người cao tuổi ở địa phương sống lâu: - Yếu tố di truyền về gene, thể trạng tốt - Ăn uống và tập thể dục điều độ - Chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh kịp thời - Lối sống lành mạnh, thái độ tích cực,... Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người bao gồm các yếu tố bên trong (di truyền) và yếu tố bên ngoài (môi trường, xã hội). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác