Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT
BÀI 23. KHÁI QUÁT SINH SẢN Ở SINH VẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực sinh học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
“Ở ong mật, ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật”
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của sinh sản
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời CH thảo luận 1: Những ví dụ nào sau đây là sinh sản ở sinh vật? giải thích a, Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy b, Voi mẹ sinh ra voi con c, Cây cam ra hoa, kết trái d, Cây đậu phát triển từ hạt đậu - HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu khái niệm sinh sản,sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA SINH SẢN Ở SINH VẬT Đáp án CH thảo luận 1 - Ví dụ b và c là sinh sản ở sinh vật - Giải thích: Vì đây là quá trình tạo cá thể mới. Kết luận: - Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo duy trì sự phát triển liên tục của loài. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể con được hình thành từ một phần của cá thể mẹ. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, qua thụ tính hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH thảo luận 2 Quan sát Hình 23.2 và 23.4, hãy xác định các dấu hiệu đặc trưng trong quá trình sinh sản ở dâu tây và người. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 2 Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA SINH SẢN Ở SINH VẬT Đáp án CH thảo luận 2 * Sinh sản ở dâu tây - Cây con được hình thành từ thân cây mẹ. - Thế hệ con giống nhau và giống cá thể mẹ dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. - Điều hoà sinh sản chủ yếu thông qua cơ chế kiểm soát chu kì tế bào. * Sinh sản ở người - Tinh trùng và trứng kết hợp thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. - Cơ thể mới có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Điều hoà sinh sản chủ yếu thông qua quá trình phát sinh giao tử dưới sự tác động của các hormone. Kết luận: Sinh sản ở sinh vật có một số dấu hiệu đặc trưng: có sự tham gia và truyền đạt vật chất di truyền, có sự hình thành cá thể mới. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu trắc nghiệm sau cho HS trả lời.
Câu 1: Sinh sản là
Câu 2: Sinh sản vô tính ở thực vật có hình thức
Câu 3: Hình thức sinh sản ở động vật hay thực vật sẽ phức tạp hơn?
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
Câu 5: Có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác